Dữ liệu cũ
Thứ tư, 13/12/2017, 08:41 AM

Hoa Kỳ: Vì… cho con bú, nữ hành khách bị đuổi khỏi máy bay

(NTD) - Scandal một nữ hành khách bị đuổi khỏi máy bay vì cho con bú đã gây sốc dư luận thế giới cho đến ngày 13/12. Sự việc đáng tiếc diễn ra hôm 11/12 (giờ địa phương), vì lý do cho con bú trên máy bay, một bà mẹ 34 tuổi có con nhỏ cùng hai cha mẹ già đã bị nhân viên của hãng hàng không Spirit Airlines (Mỹ) đuổi xuống.

Đuổi hành khách xong rồi … xin lỗi!?

Theo báo chí, cô Mei Rui đã cùng con trai và cha mẹ của mình đáp máy bay từ thành phố Houston, bang Texas tới thành phố New York. Nguồn tin cho biết trước khi lên máy bay, gia đình cô Mei Rui đã phải ngồi chờ đợi suốt 3 giờ ở sân bay do chuyến bay bị trễ.

Ngay sau khi ngồi yên chỗ máy bay, cô Mei bắt đầu cho con trai Lukas, 2 tuổi bú sữa mẹ. Ngay lúc đó, nhân viên của Spirit lại yêu cầu cô ngừng cho con bú, bắt cậu bé về chỗ ngồi để máy bay cất cánh.

Nhưng cô Mei thì nói ngược lại: vào thời điểm đó, do cửa máy bay vẫn chưa đóng nên cô xin phép các nhân viên được cho bé bú thêm vài phút. Nhân viên chuyến bay khăng khăng không chịu, bắt Lukas ngồi vào ghế riêng khiến cậu bé khóc suốt gần nửa giờ đồng hồ.

Ngay sau đó, nhân viên của Spirit Airlines đã gọi cảnh sát đưa cả gia đình cô Mei xuống khỏi máy bay. Trong một đoạn video được chia sẻ trên báo chí, nhân viên của chuyến bay thản nhiên cười mà không hề giải thích lý do chính xác mà gia đình cô Mei bị đuổi khỏi chuyến bay, chỉ nói rằng “do cô Mei không tuân theo hướng dẫn”.

RuiSpirit
Cô Mei Rui (giữa) cùng cha mẹ và con trai 2 tuổi bị đuổi khỏi chuyến bay của hãng Spirit Airlines (Ảnh: AP)

Sự việc đã gây xôn xao dư luận buộc phía Spirit Airlines phải lên tiếng. Trong một tuyên bố đăng trên báo chí, người phát ngôn của Spirit Airlines cho biết hãng đã hoàn trả tiền vé cho gia đình cô Mei.

Giải thích về lý do gia đình cô Mei bị đuổi khỏi máy bay, đại diện Spirit Airlines cho hay: “Không ai bị tước quyền cho con bú. Chúng tôi buộc phải mời hành khách rời chuyến bay 712 sau nhiều lần cô ấy không tuân thủ chỉ dẫn của phi hành đoàn. Để đảm bảo sự an toàn của khách và phi hành đoàn, tất cả các hãng hàng không đều yêu cầu khách hàng ngồi yên vào thời điểm cất cánh và hạ cánh. Chúng tôi đã xem xét nhiều yếu tố và chúng tôi cũng xin lỗi hành khách vì bất cứ sự bất tiện nào chúng tôi đã gây ra”.

Vì cậu bé 2 tuổi, nhân viên Delta Airline đã đuổi cả gia đình xuống máy bay

Thế giới cũng đã từng xảy ra các vụ nhân viên đuổi hành khách khỏi máy bay. Sự việc gây sốc khi đoạn clip dài gần 10 phút được phát tán trên YouTube quay cảnh nhân viên của hãng Delta đôi co với một cặp vợ chồng cùng hai con nhỏ 1 tuổi và 2 tuổi. Cuộc tranh cãi xoay quanh việc nhân viên yêu cầu vợ chồng ông Brian Schear trên chuyến bay từ Hawaii đến Los Angeles ngày 10/2017 phải bế con trai 2 tuổi ngồi trên đùi của họ thay vì ngồi vào ghế riêng. Cả hai nhất quyết không làm theo lời của nhân viên Delta bởi họ đã trả tiền cho con trai họ ngồi chiếc ghế đó.

RuiSpirit1
Vì ông Schear nhất quyết không nhường ghế mà con trai 2 tuổi ngồi bởi ông đã trả tiền để mua ghế đó, nhân viên của hãng Delta đã đuổi gia đình ông khỏi máy bay (Ảnh: Reuters)

Sau một hồi tranh cãi, ông Schear vẫn đồng ý bế con trai 2 tuổi ngồi trên đùi trong suốt chuyến bay dài. Dù vậy, đến lúc này thì đội ngũ nhân viên đã đuổi cả gia đình ông Schear xuống khỏi máy bay.

Thời điểm gia đình ông Schear người California bị đuổi là lúc nửa đêm, vợ chồng cùng hai con nhỏ lại phải thuê một phòng ở khách sạn ngủ và bỏ ra 2.000 USD để lên chuyến bay của hãng United Airline vào ngày hôm sau.

Trả lời báo chí về sự việc, ông Schear cho biết ông đã mua một ghế cho cậu con trai Mason, 18 tuổi nhưng sau đó ông bà quyết định cho Mason bay vào chuyến bay sớm và để ghế này cho con trai nhỏ Grayon. Nhưng nhân viên hãng Delta cho biết vì chuyến bay đã được đặt quá số ghế nên họ đã yêu cầu ông Schear nhường ghế mà ông bà đặt cho con trai không có mặt trên chuyến bay cho hành khách khác.

RuiSpirit2
 Cậu con trai Grayon, 2 tuổi, ngồi vào ghế mà bố đã mua cho anh trai 18 tuổi (Ảnh: AFP)

Bản thân ông Schear cho rằng việc cậu bé Grayon, 2 tuổi ngồi trên đùi của mình suốt chuyến bay không hề có vấn đề gì nhưng cách xử lý của nhân viên hãng Delta là khó có thể chấp nhận. Ngay sau khi đoạn video tranh cãi giữa nhân viên hãng Detlta và ông Schear được công khai trên Facebook và YouTube, phía đại diện của hãng đã ngay lập tức lên tiếng xin lỗi.

Đại diện của Delta lên tiếng trên Eyewitness News: “Chúng tôi xin lỗi vì sự cố đáng tiếc mà hành khách đã gặp phải với Delta. Chúng tôi đã liên hệ với họ để hoàn trả tiền vé và bổ sung khoản bồi thường. Mục tiêu của Delta là luôn phối hợp với hành khách để tìm ra giải pháp tốt nhất cho chuyến bay của họ. Điều đó không giống như trong sự cố vừa xảy ra và chúng tôi thành thật xin lỗi”.

                                                                                                                                                          Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.