Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/02/2015, 10:03 AM

Hậu Tết, ăn gì cũng “đắng”

(NTD) – Đi đâu, ăn gì cũng phải hỏi giá bởi chỗ nào giá cũng tăng vọt gấp vài lần ngày thường.

“Chém” thượng đế ngay đầu năm

Sau Tết gần như tất cả các cửa hàng đều tăng giá dịch vụ. Đối với người Hà Nội, tất cả những nỗi khổ bị chặt chém ngày Tết không trở thành nỗi bức xúc lớn bởi họ đã… quá quen với điều đó. Nhưng đối với khách du lịch thì lại khác, họ đến với Hà Nội những ngày Tết rất hào hứng với nhiều món đặc sản mang tên: phở, bún ốc, bún chả,…. Từ mùng 2 đến khoảng mùng 10 Tết, ở bất cứ con đường hay tuyến phố nào cũng có thể bắt gặp những hàng quán với mùi thơm mời gọi.

DJ7A9657-500de
Tranh thủ mấy ngày Tết, chủ quán "chém" khách tẹt ga. Ảnh Kênh 14

Sáng mùng 5 Tết, tại một số địa điểm như phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, chùa Quán Sứ…, lượng người đổ về đi lễ tăng đột biến. Lượng người hành lễ đông kéo theo nhiều dịch vụ “ăn theo” có cơ hội “chặt chém” khách. Dọc hai bên đường dẫn vào phủ Tây Hồ, các hàng quán bán đồ lễ, cành vàng lá ngọc và hàng ăn uống mọc lên như nấm. Điều đáng nói, giá dịch vụ tại đây đã bị đẩy lên cao, thậm chí nhiều mặt hàng có giá tăng gấp đôi so với ngày thường. Một bát bún ốc 50.000 đồng (tăng từ 20.000 - 30.000đ/bát), nước suối: 10.000 - 15.000đ/chai (tăng từ 5.000 - 7.000đ/chai). Một bát bún ốc thường ngày bán ở một khu chợ bình thường của Hà Nội cao lắm cũng chỉ có giá 20.000 đồng, nếu có thêm một hai miếng giò lụa thì có giá 25.000 đồng nhưng vẫn là bát bún ốc đó bán trên vỉa hè Hà Nội những ngày Tết có giá “rẻ” cũng phải 50.000 đồng. 

Bên cạnh đó các loại hoa quả, hương nhang cũng bị đẩy giá. Chị Phương ( Hoàn Kiếm) đưa hai con nhỏ đi vãn cảnh chùa tỏ ra bức xúc: “Chốn chùa chiền mà họ chặt chém khách kinh quá. Vào uống một chai nước ngọt mà chủ quán tính tiền gọn lỏn 25.000 đồng. Bức xúc nhưng không làm gì được!”.

Các mặt hàng ăn như bún, phở những ngày Tết và sau Tết. Cũng như năm những năm trước, giá mặt hàng này cũng bị chặt chém, gấp 2 – 2,5 lần so với ngày thường. Do đó, ai vào ăn cũng thường hỏi giá. Như trên đường Nguyễn Lương Bằng, Đội Cấn… bún riêu bò đậu 50.000 đồng/bát, phở bò, gà 60.000 đồng/ bát.

Đắt nhưng không “xắt ra miếng”

Cầm bát bún có giá 40.000 đồng trên tay cho con trai không có thịt bò cũng như giò. Bát lèo tèo vài sợi bún nhưng khi nếm thử thì chị Huyền mới thấy thực sự là ác mộng. Bát bún nhạt toẹt, nước dùng không có vị riêu mà loãng như nước đun sôi chan vào, riêu chẳng có mùi cua mà chỉ là óc đậu phụ chưng hành mỡ.

Chị Huyền cho hay: “Giá thì bán gấp đôi nhưng mỗi bát chỉ lèo tèo vài sợi bún. Tuy nhiên cả năm mua đắt 1 lần thì cũng đành chấp nhận. Ngày Tết mà”.

“Không ăn thì tiếc tiền bỏ ra, mà ăn thì… Đến giờ sao họ vẫn còn tâm lý làm ăn chộp giật, một lần rồi thôi thế nhỉ!”

Không chỉ phổ biến ở các hàng quán bán đồ ăn, tình trạng “chặt chém” nói trên còn xuất hiện nhiều ở những dịch vụ trông giữ xe, đặc biệt là các bãi xe tự phát nằm gần những địa điểm vui chơi giải trí hoặc đền, chùa vốn có nhiều người ghé đầu năm.

Vẫn nhiều người bán hàng có tâm

Một hàng bán bún ngan trên vỉa hè Hàn Thuyên (gần cây xăng Trần Hưng Đạo), cô chủ quán khẳng định đã bán từ mồng 1 Tết và giá “chỉ tăng 5.000 đồng so với ngày thường, lên 30.000 đồng/bát, vì bánh phở, bún phải lấy hàng ngày nên đắt hơn chút ít”.

Theo vị chủ quán này, ngan hay gà đều phải lấy hàng với giá sỉ từ trước Tết, kể cả cua hay ốc của hàng bún riêu cũng vậy, do đó, việc tăng giá trong những ngày đầu năm sẽ mang lại số tiền lời rất lớn cho những người bán “chặt chém”.

“Riêng ở hàng cô, bán suốt ngày rồi, không muốn làm khách phật lòng chỉ vì chộp giật trong mấy ngày Tết nên cô cố gắng duy trì mức giá hợp lý”, cô chủ quán bún cho hay.

Nhìn cách cô thản nhiên chặt thịt, đổ nước dùng vào bát bún cho con trai ăn, nhiều người có thể thêm tin tưởng “giá cả không đắt, đồ ăn không… bẩn”.

Nhiều chủ quán, chủ dịch vụ tự cho mình là có lý khi tăng giá trong những ngày đầu Xuân, vì “mọi người đi chơi còn tôi vẫn phải làm việc!”. Thế nhưng, khi việc tăng giá bị nâng lên quá mức, trong khi chất lượng cung cấp cho khách hàng lại chẳng hề xứng đáng thì thật dễ hiểu nếu sau vài ngày nữa, mọi thứ trở lại nhịp sống bình thường, khách hàng sẽ tự động tẩy chay và lên án những nơi “chặt chém”. Suy cho cùng, một khi đã làm ăn chộp giật, kiểu “được một lần rồi thôi” thì phía chịu thiệt chính là những chủ quán, chủ dịch vụ sẵn sàng bán uy tín của mình chỉ trong vài ngày Tết.

Thông tin thêm về thị trường độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.