Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 12/10/2023, 22:27 PM

Hành trình kỳ diệu của cậu bé Việt mồ côi trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức

Cậu bé Sóc Trăng mồ côi năm ấy giờ đã vượt qua số phận nghiệt ngã và làm nên những điều phi thường tại nước Đức.

Rời quê hương Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi, cậu bé mồ côi Philipp Roesler đã bắt đầu viết nên câu chuyện cuộc đời kỳ diệu "không tưởng" của mình tại nước Đức xa xôi. 

Câu chuyện cổ tích thời hiện đại của cậu bé mồ côi

Philipp Roesler sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng). Ngay từ khi mới lọt lòng, anh đã trải qua sự thiếu thốn tình thương của cha mẹ và được chăm sóc tại một viện mồ côi công giáo do nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux điều hành. Tuy nhiên, cuộc đời của anh đã thay đổi khi một cặp vợ chồng người Đức đến thăm Việt Nam và quyết định nhận nuôi anh.

Philipp Roesler lúc nhỏ. Ảnh: Der Spiegel

Philipp Roesler lúc nhỏ. Ảnh: Der Spiegel

Khi đó, Philipp mới 9 tháng tuổi. Cha nuôi của anh, người từng là một người lính trong quân đội Đức, đã gặp một người bạn người Việt trong quá trình đào tạo phi công lái máy bay ở Mỹ vào những năm 1970. Qua người bạn này, cha nuôi của Philipp thấu hiểu những đau thương mà chiến tranh Việt Nam đã gây ra cho đất nước này và thấm nhuần số phận của những đứa trẻ mồ côi. Ông quyết định làm một điều gì đó để giúp.

Philipp Roesler nói về quyết định của cha nuôi: "Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến ông, cũng như đa số những người thuộc thế hệ này. Lúc đó ông chỉ có hai lựa chọn, hoặc xuống đường biểu tình phản đối, hoặc giúp đỡ một cách thiết thực nhất. Ông đã chọn cách thứ hai, nhận một đứa con nuôi Việt Nam - đó là tôi."

Philipp Roesler. Ảnh: Internet

Philipp Roesler. Ảnh: Internet

Vào năm 1973, Philipp Roesler rời xa quê hương Việt Nam để theo cha mẹ nuôi đến một vùng đất mới. Với tình yêu và sự chăm sóc không biên giới của cha mẹ nuôi, Philipp Roesler đã trưởng thành trong một môi trường sống và giáo dục bản sắc Đức. Kết hợp với tài năng cá nhân, anh đã đạt được những thành tựu đặc biệt tại đất nước này - điều mà không phải ai cũng có thể thực hiện.

Sau khi tốt nghiệp trung học với thành tích xuất sắc, Philipp Roesler gia nhập quân đội và theo đuổi đào tạo để trở thành sĩ quan Quân y. Sau đó, anh tiếp tục học tại một trong những trường y hàng đầu ở Đức - đại học Y khoa Hannover và đạt được bằng tiến sĩ y khoa khi chỉ mới 29 tuổi.

Trước đó, từ khi 19 tuổi, Philipp Roesler đã gia nhập Đảng Dân chủ Tự do (FDP), nhưng chỉ vào những năm 2000, anh mới tập trung vào sự nghiệp chính trị. Với trí thông minh tinh tế, khả năng diễn thuyết xuất sắc, thái độ hòa nhã và sự khéo léo trong giao tiếp, Philipp Roesler đã lập nhiều kỷ lục trên lễ đài chính trị Đức. Anh trở thành Bộ trưởng Y tế trẻ nhất, khi mới 36 tuổi, và sau đó là Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ trẻ nhất (năm 2010). Năm 2011, anh làm mọi người Việt tự hào khi trở thành Phó Thủ tướng trẻ tuổi nhất. Philipp Roesler cũng là người gốc Á đầu tiên giữ một vị trí quan trọng như vậy trong máy chính quyền Đức.

Sau khi kết thúc thời kỳ Phó Thủ tướng Đức vào năm 2013, anh được bầu làm Giám đốc điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt. Ảnh: Internet

Cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt. Ảnh: Internet

Trong một cuộc trò chuyện với tờ Bild về thành công của mình, Philipp Roesler đã tiết lộ rằng cha nuôi là người có ảnh hưởng lớn đến tư duy và quyết định của anh. Anh chia sẻ rằng khi anh còn khoảng 4-5 tuổi, cha nuôi đã đứng anh trước gương và nói, "Hãy nhìn con, rồi nhìn cha, con với cha khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra, hay người ta nói cái gì, thì cha vẫn luôn là cha của con".

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nuôi của anh cũng đã thấu hiểu ba nguyên tắc sống quý báu, đó là tự do, cởi mở và khoan dung. Cũng từ những nguyên tắc đúng đắn này, Philipp Roesler lớn lên và mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp và luôn phấn đấu để đạt được những ước mơ của bản thân. Sau này, khi đã lập gia đình và có 2 cô con gái, anh vẫn dạy con sống với những nguyên tắc quý giá đó.

Hành trình "trở về nhà" của người con gốc Việt

Rời xa quê hương từ khi còn nhỏ, Philipp Roesler quay trở lại Việt Nam lần đầu khi đã 33 tuổi. Khi được hỏi về lý do tại sao anh quay trở lại lúc này, cựu Phó thủ tướng Đức đã trả lời: "Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: "Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra".

Philipp Roesler và vợ. Ảnh: Internet

Philipp Roesler và vợ. Ảnh: Internet

Tiến sĩ gốc Việt này cho biết anh và vợ đã cố gắng tìm địa chỉ Khánh Hưng - nơi anh đã sống trong những năm tháng đầu đời, trên bản đồ dạng hình chữ S nhưng không tìm thấy. Tuy nhiên, khi thăm Dinh Độc Lập ở TP Hồ Chí Minh, anh đã tình cờ phát hiện một bản đồ cũ của Mỹ có ghi địa danh Khánh Hưng. Điều này đã giúp anh lấy lại liên lạc với sơ Mary Marthe, người đã chăm sóc anh khi anh còn là một đứa trẻ dưới 1 tuổi, thông qua email của một người bạn.

Trong lần trở về đó, những người gặp Roesler thường nghĩ rằng anh là người Việt Kiều đang thăm quê hương, và tư duy này khiến anh cảm thấy gần gũi và thân thuộc với Việt Nam hơn, mặc dù anh chỉ rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, vào lúc 9 tháng tuổi.

Philipp Roesler trong lần trở về thăm Sài Gòn. Ảnh: Internet.

Philipp Roesler trong lần trở về thăm Sài Gòn. Ảnh: Internet.

Sau lần trở về đó, Philipp Roesler đã thực hiện nhiều chuyến công tác tới Việt Nam và muốn đưa vợ và hai con gái của anh trở lại quê hương để giúp con cái hiểu rõ về nguồn gốc của mình. Anh nói: "Chúng tôi có 2 cô con gái sinh đôi và các con thường thắc mắc bản thân không giống bạn bè người Đức. Chúng tôi sẽ quay lại Hà Nội và còn có thể tổ chức một chuyến đi xuyên Việt để giải thích cho các con về cội nguồn, gốc gác dòng máu Việt trong mình."

Bên cạnh đó, Philipp Roesler đã tham gia nhiều hoạt động khuyến khích và chia sẻ với thế hệ trẻ Việt Nam, hỗ trợ họ hiểu rõ hơn về cách kích thích tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tham gia vào phong trào khởi nghiệp của họ.

Empty

Ông nhấn mạnh: "Các bạn có biết tài sản nào được coi là tài sản lớn nhất của Việt Nam không? Đó chắc chắn không phải là dầu khí, cũng không phải là công nghệ, và thậm chí càng không phải là cơ sở hạ tầng. Đó phải là chính con người Việt Nam, mà cụ thể là lớp trẻ Việt Nam".

Trong một buổi giao lưu với báo Thanh niên khi về nước vào năm 2019, Tiến sĩ gốc Việt chia sẻ: "Tôi rất xúc động trước những tình cảm mà người dân VN dành cho mình khi đến đây với một cương vị khác. Tôi mong muốn làm được điều gì đó để đền đáp lại. Tôi quyết định quay lại để giúp tất cả mọi người có được những cơ hội như tôi đã có".

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Muốn sống yên ổn tới cuối đời, người ngoài 60 tuổi khôn ngoan sẽ ‘giữ bí mật’ 4 điều, tuyệt đối không ‘hé môi’

Muốn sống yên ổn tới cuối đời, người ngoài 60 tuổi khôn ngoan sẽ ‘giữ bí mật’ 4 điều, tuyệt đối không ‘hé môi’

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Những người khôn ngoan, khi đạt ngưỡng tuổi ngoài 60 họ không bao giờ để lộ 4 bí mật này với người khác.

9 triệu ngôi nhà không 1 bóng người ở quốc gia đông dân gấp 1,2 lần Việt Nam

9 triệu ngôi nhà không 1 bóng người ở quốc gia đông dân gấp 1,2 lần Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Năm 1993, số lượng nhà bỏ trống đã tăng lên 4,48 triệu căn và trong vòng 30 năm qua, con số này đã tăng gấp đôi.