Thứ hai, 29/08/2022, 07:51 AM

Hàng rào kỹ thuật đến hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam

(CL&CS)- Hiện nay, trong bối cảnh các chuỗi cung ứng thực phẩm vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng đột ngột một cách trực tiếp và gián tiếp từ tình hình dịch bệnh, các biến động về chính trị, giá nhiên liệu tăng cao... Các biện pháp đảm bảo đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm một cách đồng bộ và linh hoạt đang ngày càng trở nên quan trọng.

Nhiều thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến quan trọng của Việt Nam đang dần chuyển đổi phương thức quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu theo hướng toàn chuỗi, từ đó đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm đa bên của nước xuất khẩu, ví dụ như cam kết của doanh nghiệp, hoạt động thẩm xét và xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước của nước xuất khẩu, sự tham gia của mạng lưới đơn vị kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước…

thuc-pham-dong-goi-san

Các yêu cầu này không chỉ phức tạp về cơ chế phối hợp mà còn hết sức đa dạng do đặc thù quản lý và năng lực kỹ thuật của nước nhập khẩu. Điển hình có thể kể đến 02 nội dung đáng chú ý gần đây liên quan tới hai thị trường lớn là Liên minh Châu Âu và Trung Quốc.

Tăng cường hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng thực phẩm

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc đối thoại với Ủy ban châu Âu cũng như Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm triển khai các quy định, hài hòa hóa phương thức quản lý của hai bên và đơn giản hóa các thủ tục. Kết quả bước đầu, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam được giản lược thủ tục đăng ký với phía Trung Quốc thông qua quy trình đánh giá nhanh và được tháo gỡ vướng mắc trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.

Ủy ban châu Âu đã đưa các mặt hàng chế biến bột không kèm gia vị của Việt Nam như mì khô, miến khô, phở khô, bánh đa, v.v. ra khỏi diện yêu cầu chứng thư và kiểm tra tần suất cao về dư lượng EO, từ đó giảm thiểu đáng kể số lượng mặt hàng và lô hàng của doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Hai bên cũng thống nhất phối hợp rà soát số liệu thống kê để giảm tần suất hoặc huỷ kiểm tra sản phẩm của Việt Nam

Để đáp ứng các yêu cầu của khu vực nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nắm bắt, cập nhật và có kế hoạch thích ứng với các quy định của khu vực đối tác, đặc biệt là các quy định liên quan tới kiểm soát toàn chuỗi và truy xuất nguồn gốc.

Khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường; nghiên cứu và ứng dụng vào quá trình sản xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật như ISO, 5S,... nhằm chuẩn hóa đầu ra theo yêu cầu từ phía các nước nhập khẩu.

Định hướng quản lý an toàn thực phẩm trong hoạt động xuất khẩu của ngành Công Thương

Theo Ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do. Khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày càng nhiều, các “hàng rào thuế quan” gần như được dỡ bỏ theo nguyên tắc chung là tạo thuận lợi tối đa cho thương mại. Do đó, các vấn đề về thuế, hải quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính, điều kiện gia nhập thị trường… không còn thực sự là trở ngại lớn đối với bất kỳ nhà đầu tư, nhà sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thay vào đó, vì nhiều mục tiêu khác nhau như bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, các vấn đề môi trường, lợi ích quốc gia bao gồm an ninh, quốc phòng và kể cả lợi ích kinh tế, các nước sẽ tăng cường việc xây dựng các “hàng rào kỹ thuật về TBT” (“biện pháp TBT”) và “các biện pháp an toàn, vệ sinh động thực vật” (“biện pháp SPS”).

tải xuống (1)

Ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương

Điều này đặt ra cho hoạt động quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ngành Công Thương những nhiệm vụ và yêu cầu mới theo các định hướng:

Một là, tiếp tục bám sát và thực hiện triệt để, quyết liệt và đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong các lĩnh vực của ngành Công Thương.

Hai là, tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường vai trò và tiếng nói của các đơn vị kỹ thuật, các viện nghiên cứu, các hiệp hội chuyên môn và ngành hàng; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, Bộ ngành trong công tác rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, định hướng và xây dựng nhiệm vụ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đồng bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Ba là, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, tìm hiểu các thông tin về TBT, SPS của các quốc gia nhập khẩu. Thông tin kịp thời sự thay đổi trong các quy định về ATTP của các nước tới doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Bốn là, Doanh nghiệp cũng cần nâng cao trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn nhằm nâng cao vị thế của các sản phẩm thực phẩm của Việt nam trên thị trường thương mại thế giới.

Tuy nhiên, để tránh thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng lâu dài đến uy tín của mình, doanh nghiệp xuất khẩu cần hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ về các quy định, các biện pháp TBT, SPS liên quan đến sản phẩm của từng thị trường thông qua hệ thống các cơ quan, tổ chức hỗ trợ, tư vấn. Điều đó sẽ giảm thiểu tối đa cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí, nhất là khi sản phẩm đã xuất khẩu đi nhưng bị áp dụng các quyết định thu hồi, kiện bồi thường vì không đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Tuần lễ có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng biến đổi khí hậu”, được tổ chức từ ngày 29/4/2024 đến ngày 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác.

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.