Thứ ba, 02/04/2024, 19:05 PM

Hà Nội sắp có phương tiện công cộng mới, hướng đến mục tiêu dừng hoạt động xe máy trong nội thành

Phương tiện công cộng mới này có nhiều ưu điểm như cấu trúc gọn, di chuyển êm không gây ồn ào, hiệu quả vận chuyển hành khách cao và chi phí đầu tư cho loại hình này thấp hơn các loại hình tàu điện khác.

Để dừng hoạt động xe máy tại các quận và nâng vận tải công cộng đáp ứng 50-60% nhu cầu của người dân sau năm 2030, trong nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được HĐND thành phố thông qua, ngoài hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị, UBND thành phố Hà Nội đưa ra phương án xây dựng các tuyến tàu điện nhẹ 1 ray (monorail).

Cụ thể, hệ thống tàu điện treo 1 ray sẽ được thiết kế dọc 2 bên bờ sông Hồng nhằm tạo nền tảng hệ thống giao thông công cộng kết nối với tuyến waterbus, triệt tiêu sự ngăn cách về không gian của hệ thống đê tả, hữu Hồng, góp phần đưa đô thị "quay mặt hướng sông".

Tàu điện 1 ray là phương tiện công cộng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới

Tàu điện 1 ray là phương tiện công cộng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới

Theo khảo sát, thành phố đã lên được 3 lộ trình có thể thực hiện 3 tuyến tàu một ray monorail theo các hướng: Liên Hà (Đông Anh) - Tân Lập - An Khánh (Hoài Đức) dài khoảng 11 km (tuyến số 1); Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương, dài khoảng 22 km (tuyến số 2); Nam Hồng (Đông Anh) - Đại Thịnh (Mê Linh) dài khoảng 11 km tuyến số 3.

Theo các đơn vị khảo sát, tàu monorail có thể chạy ven hai bờ sông Hồng giúp người dân đi lại kết hợp phát triển du lịch. Ngoài ra, với khổ tàu và đường ray bé, tàu có thể kết nối, trung chuyển khách vào khu vực phố cổ.

Theo ông Nguyễn Minh Đức - Đại biểu HĐND Hà Nội, để thực hiện tốt quy hoạch chung Thủ đô, cần quan tâm đến giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị. Việc phát triển đường sắt đô thị là cốt yếu của Hà Nội trong thời gian tới để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông.

Theo ông Đường Hoài Nam - đại biểu HĐND Hà Nội, từ nay đến 2030 chỉ còn 6 năm, vì thế thành phố cần ưu tiên thực hiện giải pháp có trọng tâm trong phát triển đô thị và giao thông. Ông Nam cũng cho biết, trục không gian cảnh quan sông Hồng được xác định trong quy hoạch là rất quan trọng, cần tính đến kết nối không gian, cảnh quan xanh sông Đuống. Do vậy, để trục cảnh quan sông Hồng phát triển, cần sớm xác định tổ hợp kiến trúc dọc sông Hồng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông tiếp cận dọc 2 bên bờ sông.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Lộ diện 5 khu vực không được phân lô, bán nền tại Bình Dương

Lộ diện 5 khu vực không được phân lô, bán nền tại Bình Dương

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 22:58

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025, Bình Dương sẽ có 5 khu vực không được phân lô, bán nền.

Hai công trình giao thông trăm tỷ sắp thông xe, giải quyết vấn nạn ùn tắc cho quận 'nhà giàu' TP. Hồ Chí Minh

Hai công trình giao thông trăm tỷ sắp thông xe, giải quyết vấn nạn ùn tắc cho quận 'nhà giàu' TP. Hồ Chí Minh

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 22:58

Dự kiến đến cuối năm 2024, hai công trình giao thông này sẽ đi vào hoạt động, góp phần giải quyết "bài toán" giao thông ùn tắc cho khu vực này.

Cây cầu 800 tỷ nối 2 bờ sông tạo nên Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia chính thức thông xe

Cây cầu 800 tỷ nối 2 bờ sông tạo nên Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia chính thức thông xe

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 17:57

Cây cầu có tổng chiều dài 587m, thiết kế 4 làn xe nối 2 quận của thành phố có tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng.