Giá thịt lợn tăng: Không loại trừ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá

(CL&CS) - Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng nhận định khi giá thịt lợn tăng cao, không loại trừ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá.

Giá thịt lợn tăng mạnh

Giá thịt lợn tăng nóng đang là điều khiến người tiêu dùng lo lắng. Ngày 15/5/2020, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) đã tổ chức Hội thảo “Thịt lợn -Bình ổn giá vì quyền lợi người tiêu dùng”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch VICOPRO đánh giá thịt lợn là thực phẩm thiết yếu, được sử dụng hàng ngày trong đời sống. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, người lao động bị giảm hoặc không có thu nhập. Thế nhưng, giá thịt lợn luôn ở mức cao suốt nhiều tháng qua khiến đời sống người dân vốn đã khó khăn trong dịch bệnh lại càng khó khăn hơn.

Theo thống kê của ông Hùng, ngay tại thời điểm dịch tả lợn châu Phi hoành hành, mức giá lợn hơi duy trì ở mức 45.000 - 47.000 đồng/kg. Đến tháng 4/2019, giá lợn hơi giảm sâu xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg. Tháng 8-12/2019, khi dịch tạm thời được kiểm soát thì giá lợn hơi tăng vọt từ 42.000 đồng/kg lên 86.000 đồng/kg.

Hoi BVNTD
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch VICOPRO nhận định giá thịt lợn luôn ở mức cao suốt nhiều tháng qua khiến đời sống người dân vốn đã khó khăn trong dịch bệnh lại càng khó khăn hơn.

Sang đầu năm 2020, khi nguồn cung tăng khá, giá lợn hơi giảm nhẹ từ 84.000 đồng/kg xuống 78.000 đồng/kg. Tới nay, giá lợn hơi tăng cao trong nhiều tháng qua và dao động quanh 95.000 đồng/kg. Thủ tướng đã nhiều lần yêu cầu phải bình ổn giá lợn. Từ 1/4/2020, 15 doanh nghiệp lớn đồng loạt hạ giá bán lợn hơi xuống còn 70.000 đồng/kg.

Thế nhưng, ông Cao Xuân Quảng, Trưởng phòng bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công thương) khẳng định cam kết của các doanh nghiệp chưa bao giờ trở thành thực tế, giá chưa bao giờ đạt mức 70.000 đồng/kg, chứ chưa nói gì đến 65.000 đồng hay 60.000 đồng/kg.

Cùng với cam kết bình ổn giá của 15 doanh nghiệp lớn, cơ quan chức năng còn cho phép nhập khẩu thịt lợn để tăng nguồn cung. Theo báo cáo của Cơ quan kiểm dịch động vật Thú y, tính đến ngày 7/4/2020, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 43.000 tấn thịt, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019.

Về nhập khẩu từ Liên bang Nga: Từ đầu năm 2020 đến ngày 20/3/2020, Việt Nam đã nhập khẩu 399 tấn thịt lợn từ Tập đoàn Miratorg. Từ ngày 28/1/2020 đến nay, Tập đoàn này đã làm thủ tục xuất khẩu trên 3.465 tấn thịt lợn thông qua 15 doanh nghiệp Việt Nam; trong đó đã có trên 1.490 tấn đã nhập về Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hùng chia sẻ điều mà người tiêu dùng mong đợi là giá bán lẻ thịt lợn trên thị trường giảm. Thế nhưng, dường như điều đó chưa xảy ra. Theo khảo sát nhanh của hội trong ngày 12/5/2020 tại siêu thị trên đường Xuân Diệu (Hà Nội), giá thịt ba rọi là 209.000 đồng/kg, thịt thăn 206.000 đồng/kg, sườn thăn 295.900 đồng/kg….

Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng mà còn liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vì thịt lợn nằm trong giỏ hàng hóa để tính CPI. Theo Tổng cục Thống kê, bình quân quý 1/2020, giá thịt lợn tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2019, góp 2,47% trong mức lạm phát 5,6% trong quý 1/2020.

Áp đặt giá

Có rất nhiều nguyên nhân khiến giá lợn hơi tăng mạnh suốt thời gian qua. 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm thị phần 35% thịt lợn, còn 65% thị phần do doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân nhỏ lẻ nắm giữ.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao, hiện tượng thẩm lậu lợn thịt và sản phẩm lợn thịt qua biên giới, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm đứt gãy các chuỗi sản xuất gây hạn chế nguồn cung thịt lợn cũng là những yếu tố khiến giá thịt lợn “nóng” lên.

Ngoài ra, giá lợn tăng cũng xuất phát từ việc người dân e ngại chưa tái đàn, tăng đàn chăn nuôi; Một số địa phương chưa kịp thời hoàn thành chi trả kinh phí hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi cho người chăn nuôi, làm khó khăn trong việc duy trì sản xuất, tái đàn, tăng đàn; một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn không xuất hoặc hạn chế lợn thịt làm tăng thêm hiệu ứng thiếu nguồn cung và từ lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian, khiến chi phí tăng cao.

Theo ông Quảng, giá thịt lợn tăng cao cũng không loại trừ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Ông Quảng cho biết Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đang thu thập, xác minh các thông tin liên quan và trong trường hợp phát hiện dấu hiệu của hành vi vi phạm sẽ điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.