Thứ bảy, 15/08/2015, 07:12 AM

Đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh nước đá tại TP.HCM

(NTD) - Theo thông tin từ Hội thảo An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nước đá, do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM tổ chức cuối tháng 7/2015 đã có hơn 54% mẫu xét nghiệm nước đá trên địa bàn TP.HCM không đạt tiêu chuẩn ATVSTP, gây nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng.

kiểm tra cơ sở nước đá

Lấy mẫu kiểm tra nước đá “tinh khiết” (ảnh minh họa).

Tại TP.HCM hiện nay có 193 cơ sở sản xuất nước đá, trong đó có 79 cơ sở sản xuất sử dụng nguồn nước máy, 114 cơ sở sử dụng nước giếng khoan. Đặc biệt, trong số các cơ sở sử dụng nước giếng khoan để sản xuất nước đá, có hơn 56% các cơ sở không thực hiện xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy chuẩn.

Chi cục ATVSTP - TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, nhiều cơ sở chưa chấp hành các quy định về ATVSTP trong sản xuất kinh doanh nước đá, như không công bố hợp quy sản phẩm (35,8%), không có giấy chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP hoặc hết hiệu lực (25,6%).

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP - TP.HCM nhấn mạnh: Dù dùng nguồn nước nào cũng phải xử lý để bảo đảm theo quy chuẩn nước dành cho ăn uống. Hiện nay chất lượng nước đá ở TP.HCM tỷ lệ nhiễm vi sinh quá cao (12/22 mẫu kiểm nghiệm, tỷ lệ 54,4%).

Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chi cục ATVSTP - TP.HCM vừa ký văn bản gửi đến các trung tâm y tế quận, huyện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hướng dẫn cách kiểm tra và sử dụng nước đá, nước uống. Nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín, hợp vệ sinh. Sản phẩm phải được bảo quản, vận chuyển trên các phương tiện, dụng cụ chuyên dụng đảm bảo nhiệt độ bảo quản. Khi nhận nước đá, phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, giấy tiếp nhận công bố hợp quy, phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ.

Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước đá dùng liền phải được bảo quản trong dụng cụ hợp vệ sinh, có trang bị dụng cụ gắp, múc, xúc nước đá khi phục vụ, tuyệt đối không dùng tay trần để bốc nước đá.

Chi cục ATVSTP - TP.HCM cho biết sau ngày 15/8 tới đây, cơ quan chức năng sẽ đồng loạt tiến hành kiểm tra, các cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và công bố thông tin trên báo, đài.

Nước đá bẩn rất nguy hiểm cho người tiêu dùng vì được sử dụng trực tiếp không thông qua khâu sơ chế, chế biến. Nước đá nhiễm vi sinh gây ngộ độc và nhiều nguy cơ gây bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nguồn nước và môi trường, mỗi năm có hàng ngàn trường hợp tử vong và hàng trăm ngàn người mắc bệnh ung thư có nguyên nhân liên quan ô nhiễm nguồn nước.

Anh Trinh

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...