Thứ ba, 17/06/2014, 09:27 AM

Đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng – Bảo vệ cho chính bạn

Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP), mũ bảo hiểm (MBH) có thể giúp giảm tới 69% nguy cơ chấn thương đầu do tai nạn giao thông và giảm tới 42% nguy cơ tử vong do chấn thương sọ não đối với người đi xe máy. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ được ghi nhận khi người đi xe máy sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo đúng chất lượng.

Hiện nay trên thị trường tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán MBH không đạt chuẩn, mũ giả mạo MBH đang diễn ra hết sức phức tạp. Các doanh nghiệp kinh doanh thì chỉ chú trọng lợi nhuận, còn người đi xe máy với tâm lý đối phó, nhận thức chưa đầy đủ.

Trên thị trường bán nhiều loại mũ được gọi là MBH nhưng thực tế phần lớn số đó không phải là MBH bởi nó không đảm bảo được yếu tố bảo vệ an toàn cho người sử dụng khi gặp sự cố, tai nạn. Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ phải có nhãn mác, ghi đầy đủ các thông tin như tên sản phẩm: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; xuất xứ hàng hóa (đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu); kích cỡ, chủng loại mũ; tháng, năm sản xuất, tem kiểm định chất lượng. Cũng theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết thêm, trên thị trường, hiện có tới 70% MBH được người đi xe máy sử dụng nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Đây là loại mũ có kiểu dáng tương tự MBH (hay còn gọi là mũ thời trang), nhưng không có khả năng bảo vệ người sử dụng khi gặp sự cố, chỉ cần dùng tay cũng có thể đập vỡ.

Mũ bảo hiểm thời trang vẫn tràn lan trên thị trường.

Thị trường mũ bảo hiểm không đạt chuẩn vẫn được bày bán công khai là do nhiều cơ sở sản xuất loại mũ này vẫn đang tồn tại và hoạt động ngang nhiên. Trong tháng 5 vừa qua, Cục QLTT đã phối hợp Đội QLTT số 5 Hà Nội, Chi cục QLTT Bắc Ninh và Đội QLTT số 6 Bắc Ninh tiến hành kiểm tra và bắt giữ hàng nghìn MBH, cùng nguyên liệu để SX, lắp ráp mũ bảo hiểm giả, nhái, mũ bảo hiểm kém chất lượng. Tại kho hàng số 86/20 ngõ Trại Cá, khi lực lượng chức năng kiểm tra đã phát hiện trong kho chứa 2.300 mũ bảo hiểm thành phẩm, trong đó có 900 mũ thời trang 1 lớp, còn lại là mũ hai hoặc ba lớp. 100% số mũ này đều được dán tem hợp chuẩn, nhưng bằng cảm quan, lực lượng chức năng xác định đây là những chiếc mũ không đảm bảo chất lượng. Trong đó, các loại mũ nhiều lớp thì không hề có mút xốp, mà chỉ có hai lớp vỏ nhựa và vải bọc gắn sơ sài với nhau.

Hiện nay các đối tượng làm giả, làm nhái mũ bảo hiểm không chỉ vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, mà còn ngang nhiên thách thức pháp luật. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng xấu đến các DN làm ăn chân chính, mà còn gián tiếp gây nguy hiểm cho những người tiêu dùng mua phải sản phẩm kém chất lượng. Do vậy, Cục QLTT sẽ tiếp tục xác minh và phối hợp với các cơ quan chức năng mở rộng điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm.

Nhiều DN cho biết, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, giá thành sản phẩm là yếu tố then chốt của sức mạnh cạnh tranh, vì lợi nhuận các đối tượng làm hàng giả đã bất chấp mọi thủ đoạn để kinh doanh bất hợp pháp.

Việc giảm chất lượng để giảm giá thành là vô cùng lớn, cụ thể trên thị trường mũ bảo hiểm có tới gần 80% số mũ bảo hiểm kém chất lượng, giá cả của các loại sản phẩm này chỉ bằng 1/5 đến 1/10 sản phẩm đủ chất lượng.

Theo ông Phạm Cường – Giám đốc Công ty TNHH Cường Hằng nhận định: Hiện nay không ngăn chặn việc SXKD mũ bảo hiểm kém chất lượng thì sẽ “bóp chết” các nhà SX chân chính. Ngoài ra, người tiêu dùng chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sự an toàn của tính mạng con người như mũ bảo hiểm, mà số lượng khách hàng muốn mua mũ đảm bảo chất lượng ít, vì người tiêu dùng thường muốn giá phải thật thấp. Vậy để mở rộng thị trường ra 80% khách hàng tiềm năng và giảm giá thành đồng nghĩa với việc các DN buộc phải cho ra dòng sản phẩm chất lượng thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu và đạo đức kinh doanh của DN.

Tình trạng sản xuất, kinh doanh MBH rởm, kém chất lượng trên thị trường gần như mất kiểm soát, đặc biệt là tại TP.HCM và Hà Nội. Hậu quả là nhiều người đội loại mũ này khi xảy ra tai nạn thì không bảo vệ được, mà còn gia tăng mức độ chấn thương.

Như vậy MBH đạt chuẩn phải được gắn dấu hợp quy – dấu CR Theo quy định tại QCVN 2:2008/BKHCN, MBH được kiểm tra về chất lượng như sau:

Đối với MBH sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn này cho từng kiểu mũ trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường, kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Đối với MBH nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo từng lô hàng phù hợp với các quy định tại quy chuẩn này cho từng kiểu mũ. Việc chứng nhận hợp quy MBH nhập khẩu do các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện. Căn cứ kết quả chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo lô hàng nhập khẩu đạt chất lượng và doanh nghiệp đến hải quan làm thủ tục thông quan.

Để hướng dẫn thống nhất thực hiện chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định, ngày 06 /8/2008, Tổng cục TCĐLCL đã ban hành Quyết định số 1024/QĐ-TĐC hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy MBH phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN. Quyết định số 1024/QĐ-TĐC hướng dẫn cụ thể cách thức lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy chứng nhận và giám sát sau chứng nhận và chứng nhận lại.

 

Từ 1/7, xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: Từ ngày 1/7, người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn sẽ bị tịch thu để tiêu hủy và bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm. Được biết, theo quy định của cơ quan chuyên môn, mũ bảo hiểm đạt yêu cầu về chất lượng phải là mũ có đủ 3 yếu tố: Hình thức bên ngoài (gồm: Vỏ mũ, lớp xốp giữa và quai đeo), có nhãn ghi mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy và có dấu hợp quy CR.

Người tham gia giao thông sẽ bị tịch thu mũ và xử phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm nếu sử dụng mũ bảo hiểm không đủ 3 yếu tố trên.                                                                                                 

           Hà My

 

Bình luận

Nổi bật

Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm

Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:20

(CL&CS) - Armenia thông báo Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm.

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…