Thứ năm, 12/09/2024, 09:01 AM

Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam đang khẩn trương rà soát hơn 500 cầu đường bộ

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội, cầu Long Biên và cầu Chương Dương là hai cây cầu có tuổi thọ lâu năm và được đánh giá là yếu nhất.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có hàng chục cây cầu bắc qua sông, riêng trên sông Hồng có 9 cầu, bao gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1 và 2), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, và Việt Trì - Ba Vì. Trong số này, cầu Long Biên và cầu Chương Dương là hai cây cầu có tuổi thọ lâu năm và được đánh giá là yếu nhất.

"Khi mưa lũ xảy ra, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, hai cây cầu này cần được gia cố và bảo vệ khẩn trương", đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Cầu Long Biên khi ngập (nguồn ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Cầu Long Biên khi ngập (nguồn ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Về các biện pháp bảo đảm an toàn cho cầu Chương Dương và cầu Long Biên trong mùa mưa lũ, ông Trần Hữu Bảo - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội, cho biết: "Ngay khi mực nước sông Hồng dâng cao và chạm mức báo động 1, Sở đã có phương án điều chỉnh lưu lượng xe qua cầu. Cụ thể, thành phố quyết định cấm toàn bộ xe khách, xe hợp đồng, và xe tải từ 0,5 tấn trở lên để giảm mật độ và tải trọng cho cầu."

Ngày 10/9, chỉ còn ô tô con, xe buýt, và xe máy được phép lưu thông, giúp giảm tình trạng ùn tắc so với trước. Về lâu dài, Sở Giao thông vận tải đã lập dự án kiểm định và sửa chữa cầu Chương Dương theo chu kỳ 5-10 năm.

Đánh giá về mức độ an toàn của cầu Chương Dương, ông Bảo khẳng định rằng, sau nhiều lần kiểm tra và duy tu bảo dưỡng gần đây, các thông số kỹ thuật cho thấy cầu vẫn đảm bảo khả năng chịu lực, hoạt động bình thường.

Đối với cầu Long Biên, ông Bảo cho biết đây là cầu do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, do đó việc kiểm tra, đánh giá an toàn và sửa chữa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đang lưu thông, sau khi có ý kiến của Tổng Công ty Đường sắt, từ 15h chiều ngày 10/9, UBND thành phố đã chấp thuận cho Sở Giao thông vận tải và Công an tổ chức phân luồng và đóng cầu, cấm hoàn toàn người và xe qua lại.

Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Đất thổ cư 'nổi sóng', căn hộ và biệt thự 'neo cao'

Đất thổ cư 'nổi sóng', căn hộ và biệt thự 'neo cao'

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 14:46

Giá bất động sản đang ở mức cao chưa từng thấy, từ căn hộ chung cư đến biệt thự và đất thổ cư. Giữa bối cảnh giá căn hộ tăng mạnh, đất thổ cư cũng trở thành lựa chọn hấp dẫn với mức tăng ổn định.

Thị trường BĐS thổ cư tại Hà Nội: Lộ diện vùng đang 'tạo sóng' với lượng giao dịch tăng mạnh

Thị trường BĐS thổ cư tại Hà Nội: Lộ diện vùng đang 'tạo sóng' với lượng giao dịch tăng mạnh

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 14:45

Thị trường BĐS thổ cư tại Hà Nội hiện đang ghi nhận mức giao dịch sôi động với 2.300 giao dịch chỉ trong tháng 8 tại khu vực phía Đông và phía Tây TP.

Thành phố trực thuộc tỉnh đông dân thứ 3 Việt Nam sẽ đạt mốc nửa triệu dân vào năm 2025

Thành phố trực thuộc tỉnh đông dân thứ 3 Việt Nam sẽ đạt mốc nửa triệu dân vào năm 2025

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 14:45

Thành phố này là trung tâm công nghiệp, kinh tế, giữ vai trò cửa ngõ quan trọng kết nối với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc của địa phương.