Đề xuất mức tăng lương tối thiểu: Chưa đi đến hồi kết

Sau hơn 2 tiếng tranh luận về mức lương tối thiểu vùng năm 2016, các bên vẫn chưa thể đi đến thống nhất. Phương án cuối cùng sẽ được chốt vào ngày 3/9.

Trong khi phía Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn giữ nguyên đề xuất mức tăng 16% thì đại diện chủ sử dụng lao động đề xuất tăng 9-10%, có thể lên 11%. Cả 2 bên đều đưa ra những căn cứ có cơ sở. Vì thế, Hội đồng tiền lương quyết định sẽ đưa ra quyết định trong phiên họp cuối cùng diễn ra ngày 3/9.

Ông Mai Đức Chính – Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, khoảng cách giữa 2 bên vẫn còn khá lớn nên cuộc họp còn phải kéo dài sang phiên thứ 3.

Phía Tổng liên đoàn vẫn sẽ giữ nguyên mức tăng lương tối thiểu là 16%. Bởi hiện tại, theo khảo sát của cơ quan này, 92% lương tối thiểu của công nhân chỉ đủ dùng. 8% còn lại là chi phí tiền nhà, tiền điện, tiền nước… mà vẫn không đủ. Khi có con, công nhân lại phải gửi ông bà, bố ở nhà thì mẹ tăng ca và ngược lại nên với mức lương không đủ sống.

“Đề nghị Hội đồng tiền lương đến các khu công nhân sống để thực nghiệm đích thực cuộc sống của người dân”, ông Chính nói.

ONGTHO

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn bày tỏ quan điểm bên lề hội nghị. Ảnh: Ngọc Lan.

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cũng chỉ ra nỗi khổ của người lao động. Ông cho biết, câu chuyện công nhân ở Bắc Thăng Long (Nội Bài) thậm chí phải sửa lại chuồng lợn để làm nhà ở tạm là câu chuyện rơi nước mắt. Ông Thọ dẫn lời Các Mác từng nói đúng thực trạng của người lao động Việt Nam hiện giờ: “Công nhân Việt Nam vào trong doanh nghiệp hai bàn tay trắng, ra khỏi doanh nghiệp cũng hai bàn tay trắng, thế là họ trần như nhộng”.

“Cách đào thải lao động đang bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều, tính toán cho cả sức khỏe của doanh nghiệp nhưng tình cảnh của lao động Việt Nam là như vậy”, ông Thọ nói.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI nhấn mạnh sẽ bảo vệ quan điểm lương chỉ tăng 10%. “Chúng tôi đã phân tích thấu đáo để đi tới quan điểm chung nhưng thực sự là khó khăn. Mỗi bên đưa ra quan điểm đều có luận cứ khoa học của mình. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là phải đặt lợi ích người lao động, lợi ích chủ doanh nghiệp dưới lợi ích quốc gia”, đại diện VCCI nhấn mạnh.

File944

Hội đồng Tiền lương sẽ chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016 trong phiên họp cuối cùng vào ngày 3/9. Ảnh: Anh Tuấn.

Theo ông, đất nước phải có một đội ngũ doanh nghiệp đủ mạnh đảm bảo phát triển bền vững và đó mới đảm bảo việc tăng lương tối thiểu. Với mức tăng năng suất lao động 3%, mức trượt giá đồng tiền 1-3% hiện nay,  mức tăng 10% như đề xuất của VCCI là phù hợp.

Theo lộ trình, việc tính lương theo tổng thu nhập từ năm 2018 thực tế là một gánh nặng đối với doanh nghiệp, nhưng đã là luật thì phải tổ chức thực hiện. "Thực tế nếu chúng ta tăng lương lên 10%, doanh nghiệp đã phải chi trả thực tế tới mức 17-18% rồi. Bởi từ 1/1/12016, doanh nghiệp đã phải từng bước đóng BHXH theo tổng thu nhập chứ không đơn thuần mức lương", lãnh đạo VCCI cho biết. 

Điều này, theo ông Phòng, có nghĩa doanh nghiệp phải đóng thêm 30-45% so với mức đóng của năm 2015. Tất cả các chi phí bảo hiểm, công đoàn, thai sản, công tác… doanh nghiệp thay mặt người lao động để đóng. Doanh nghiệp đang phải gồng mình lên để trụ vững.

Thời điểm hiện nay tới 2018 rất nhạy cảm, vì Việt Nam sắp tham gia nhiều hiệp định, chính sách mới. "Chúng ta phải có chính sách nuôi dưỡng nguồn thu và nguồn chi. Cần sự cảm thông tới người lao động, sự tăng lương là chính đáng, nhưng năng lực chi trả còn hạn chế. Do đó, chúng tôi rất cần sự cảm thông từ phía người lao động", ông Phòng nói.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây,

Theo Ngọc Lan - Zing

Bình luận

Nổi bật

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:36

Từ quan niệm kinh doanh phải giữ uy tín đến tư duy coi thương hiệu là một loại tài sản, các doanh nhân Việt đã có sự đầu tư bài bản cho chiến lược thương hiệu.

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.