Đất đấu giá ven đô vẫn chưa hạ nhiệt

Thời gian qua diễn biến các phiên đấu giá đất, đặc biệt tại khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn diễn ra cực kỳ “nóng” khi giá trúng đấu giá vẫn cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Điều này cho thấy đất đấu giá khu vực ven Hà Nội vẫn chưa hạ nhiệt.

Untitled-2

Vẫn “nóng” do giá khởi điểm quá thấp?

Mới đây nhất, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - quốc gia tổ chức đấu giá 20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá quyền sử dụng đất ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 80,1 - 105,4m2, với giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2. Tổng diện tích 20 thửa đất đấu giá là 1.742,6m2.

Kết quả cho thấy, trong số 20 thửa đất được đấu giá, thửa có giá trúng cao nhất đạt 94,7 triệu đồng/m2, gấp hơn 20 lần giá khởi điểm, trong khi thửa có giá trúng thấp nhất là 70,7 triệu đồng/m2, gấp 15 lần giá khởi điểm.

Cùng ngày huyện Thanh Oai (Hà Nội) cũng tổ chức đấu giá thành công 25 lô đất. Theo thông tin từ đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai, trải qua 10 vòng đấu, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) có mức giá cao nhất chạm ngưỡng 90,3 triệu đồng/m2, lô thấp nhất là 45,3 triệu đồng/m2.

Trước đó, vào hồi tháng 8, các phiên đấu giá đất tại các huyện vùng ven như Thanh Oai, Hoài Đức gây sốc dư luận với số lượng hồ sơ đăng ký lớn, thời gian đấu giá dài và mức giá trúng đấu giá tăng vọt, cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm.

Nhưng cuối cùng, những người trúng đấu giá đất đều bỏ cọc. Diễn biến và kết quả này vẫn tiếp tục tiếp diễn tại các phiên đấu giá đất gần đây tại Hà Đông, Thường Tín. Cụ thể, ngày 19/10, quận Hà Đông đã đấu giá thành công 27 thửa đất.

Đáng chú ý, sau 14 vòng đấu, đã xác định được khách hàng trúng giá cao nhất lên đến 262 triệu đồng/m2, cao gấp 8 lần so với giá khởi điểm; giá trúng thấp nhất cũng chênh 5,8 lần, đạt 133 triệu đồng/m2.

 Tiếp đó, ngày 22-10, tại huyện Thường Tín, 19/40 thửa đất cũng được đấu giá thành công với mức giá trúng cao nhất ở mức 52,86 triệu đồng/m2, thấp nhất 24,38 triệu đồng/m2, cao hơn rất nhiều so với mức giá khởi điểm 3,86 triệu đồng/m2.

Dù các cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng cuối cùng diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, khi giá đất đấu giá vẫn “neo” ở mức cao chót vót. Nhiều ý kiến giải thích về tình trạng này là do mức giá khởi điểm thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với mức giá thị trường.

TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, giá khởi điểm các lô đất tại Hà Đông và Thường Tín vẫn rất thấp so với giá thị trường hiện hành. Nguyên nhân là do địa phương vẫn áp dụng bảng giá đất năm 2020, dù quy định mới cho phép điều chỉnh theo hệ số K. Mức giá này chỉ thay đổi khi Hà Nội ban hành bảng giá đất mới.

Có còn là “miếng bánh béo bở”?

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng “sốt” đất đấu giá ven Hà Nội đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nguồn cung hạn chế, các lô đất đấu giá trở thành "miếng bánh béo bở" mà nhiều người sẵn sàng trả giá trên trời để có được.

Đấu giá đất ven đô đã “nóng” suốt thời gian qua và được dự báo sẽ không còn “dễ ăn” cho nhà đầu tư vào sau (Ảnh minh họa).

Đấu giá đất ven đô đã “nóng” suốt thời gian qua và được dự báo sẽ không còn “dễ ăn” cho nhà đầu tư vào sau (Ảnh minh họa).

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cuộc đua sở hữu đất đấu giá đang ngày càng nóng lên khi giá đất liên tục tăng chóng mặt. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời nằm ở nhu cầu đầu tư vào bất động sản ngày càng lớn, đặc biệt là những lô đất "đảm bảo" về pháp lý và có triển vọng sinh lời cao.

Tại các khu vực như Hoài Đức, Hà Đông, sự phát triển đô thị và hạ tầng đã khiến nhiều nhà đầu tư "mạnh tay" bỏ ra số tiền lớn để sở hữu một suất đất. Ngoài ra, tâm lý "đất không bao giờ mất giá" và nguồn cung hạn chế cũng góp phần đẩy giá đất lên đỉnh cao.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, các thông tin từ huyện lên quận, nhiều siêu dự án "bất động" rục rịch triển khai, cơ sở kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư đã góp phần manh nha cho sự sôi động trở lại của phân khúc đất nền, nhà đất thổ cư vùng ven.

Ông Nguyễn Thế Điệp cho biết thêm, các nhà đầu tư có ý định rót vốn đầu tư, mua bán đất nền ở huyện vùng ven Hà Nội như Đông Anh, Hoài Đức, Thạch Thất đón sóng đầu tư cần xác định đây là khoản đầu tư dài hạn, không nên ưu tiên sử dụng đòn bẩy tài chính.

Chuyên gia định hướng, hiện các quy hoạch, dự án lớn tại khu vực ngoại thành vẫn đang trong quá trình triển khai, hạ tầng giao thông kết nối vẫn chưa hoàn chỉnh, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng, nên tìm mua những sản phẩm đảm bảo pháp lý, có sổ đỏ để giảm thiểu rủi ro sau này.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Đất đấu giá ven đô vẫn chưa hạ nhiệt

Đất đấu giá ven đô vẫn chưa hạ nhiệt

sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 09:04

Thời gian qua diễn biến các phiên đấu giá đất, đặc biệt tại khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn diễn ra cực kỳ “nóng” khi giá trúng đấu giá vẫn cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Điều này cho thấy đất đấu giá khu vực ven Hà Nội vẫn chưa hạ nhiệt.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 08:33

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức tọa đàm “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả”.

Vì sao doanh nghiệp nên quan tâm đến bộ tiêu chuẩn ISO 56000?

Vì sao doanh nghiệp nên quan tâm đến bộ tiêu chuẩn ISO 56000?

sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 08:32

(CL&CS)- Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 đưa ra hướng dẫn chung đối với tất cả các loại hình đổi mới, như đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh và phương pháp từ cải tiến nhỏ đến đổi mới triệt để,...