Thứ tư, 26/12/2018, 15:54 PM

Danh thắng Ngũ Hành Sơn được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt

(NTD) - Ngày 26/12, BQL Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho hay, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt cho 11 di tích, trong đó có danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng).

lao4
Du khách tham quan Thập điện Minh vương –  Động Âm phủ (ảnh BQL NHS)

Danh thắng Ngũ Hành Sơn là di tích thứ 2 của Đà Nẵng, sau thành Điện Hải, được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt. Trước đó, năm 1990, danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận Di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.

Với diện tích rộng lớn khoảng 2km2, danh thắng Ngũ Hành Sơn gồm các ngọn núi đá vôi Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn. Bên cạnh đó là các hang động đẹp như động Huyền Không, động Huyền Vi, động Vân Thông, động Tàng Chơn, động Quan Âm; những ngôi chùa cổ kính như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng… Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ nhiều văn bia và hiện vật giá trị của văn hóa Phật giáo, văn hóa người Chăm, đạo Mẫu, Bà La Môn; nhiều hiện vật là văn bia, cổ vật giá trị như bia Phổ Đà Sơn linh trung Phật ở động Hoa Nghiêm được khắc trực tiếp trên vách đá vào năm 1640 do Thiền sư Huệ Đạo soạn, văn bia chùa Thái Bình...

Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn hiện là điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng, thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg, 11 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm:

1. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).

5. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).

6. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).

7. Di tích lịch sử Gò Đống Đa (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).

8. Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

9. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước). Bổ sung thêm 09 điểm di tích vào Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

10. Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

11. Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình (huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 106 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Minh Hằng

 

 

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:37

(CL&CS) - Ngày 18/5/2024, Saigon Co.op phối hợp cùng Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Gò Công cùng hai nhà tài trợ là nhãn hàng nước giặt Ariel, CTCP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn nước cho bà con vùng hạn mặn xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Cách đây 65 năm, ngày 4/3/1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016/SL về việc thành lập Ủy ban Khoa học nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đánh dấu sự ra đời, phát triển và đóng góp quan trọng của ngành KH&CN vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật KH&CN được thông qua, lấy ngày 18-5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.