Văn hóa và Đời sống
Chủ nhật, 07/07/2024, 20:05 PM

Dân tộc bí ẩn ở Việt Nam trồng loại gỗ quý giá cả trăm tỷ đồng, bị đổ gãy cũng nhất quyết không bán

Suốt mấy chục năm qua, người dân nơi đây đã dốc lòng bảo vệ "kho báu" quý giá này.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) từng được mệnh danh là "vương quốc" gỗ sưa. Thế nhưng từ những năm 90 của thế kỷ trước, những khu rừng sưa ở đây đã bị lâm tặc tàn phá nặng nề. Họ sử dụng mọi thủ đoạn, thậm chí cả nổ mìn phá đá để tìm kiếm từng cọng rễ sưa quý giá. Nạn khai thác tràn lan khiến "vương quốc" gỗ quý ngày nào dần trở nên hoang tàn, hao hụt.

Nhưng thật bất ngờ, giờ đây, giữa vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng lại đang hiện hữu một rừng sưa trị giá cả trăm tỷ, thuộc sở hữu của tộc người A Rem - một trong những tộc người được coi bí ẩn giữa chốn đại ngàn.

Rừng gỗ sưa của người A Rem. Ảnh: Báo Tiền Phong

Rừng gỗ sưa của người A Rem. Ảnh: Báo Tiền Phong

Người A Rem vốn sống trong hang đá, giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng. Cuộc sống của họ gắn liền với thiên nhiên hoang sơ, lấy vỏ cây làm khố; bột nhúc, bột đoác làm thức ăn...

Năm 1960, người A Rem được bộ đội biên phòng phát hiện khi chỉ còn lại vài chục người, nguy cơ tuyệt chủng đang cận kề. Vốn bản tính nhút nhát, không thích thế giới văn minh, người A Rem chỉ chấp nhận rời hang đá với điều kiện vẫn được sống giữa vùng lõi của Phong Nha - Kẻ Bàng. Vậy là một xã mới được thành lập không xa nơi người A Rem sinh sống trước đó, lấy tên Tân Trạch và người A Rem định cư ở đó.

Để đảm bảo cho cuộc sống và tìm một loại cây phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã nghiên cứu và tham khảo ý kiến của người dân. Cuối cùng, cây sưa (còn gọi là cây huê) đã được lựa chọn. Đây vốn là loại cây quen thuộc của người A Rem thời sống trong hang đá, phù hợp với thổ nhưỡng nơi này, có giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Hồng Thanh, khi đó đang là Bí thư Huyện ủy Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã cho người tìm đúng giống loài sưa đỏ mang lên để dân bản trồng. Để việc phủ xanh đất trống diễn ra thuận lợi hơn cho các hộ dân, ông đã đích thân hướng dẫn mọi người cách trồng và chăm sóc.

Tại thời điểm đó, mỗi gia đình người Arem được phát từ 10 đến vài chục cây sưa. Trước tiên là bà con trồng quanh nhà mình lấy bóng mát, sau đó sẽ trồng rộng ra diện tích đất trống quanh bản.

Khắp xã Tân Trạch, đâu đâu cũng là cây gỗ sưa. Ảnh: Báo Vietnamnet

Khắp xã Tân Trạch, đâu đâu cũng là cây gỗ sưa. Ảnh: Báo Vietnamnet

Chẳng mấy chốc, mấy chục hộ dân của xã Tân Trạch đều trồng sưa đỏ. Gần 20 năm trôi qua, giờ rừng sưa của bà con đã to bằng bắp chân người lớn, tỏa bóng mát.

Có thời điểm, khắp nơi rộ lên phong trao tìm gỗ sưa bán cho tư thương kiếm lời. Nhiều tay buôn gỗ lậu cũng đã biết người A Rem đang có rừng gỗ quý nên lên tận nơi dụ dỗ người dân bán gỗ sưa. Tuy tiền tỷ để ngoài vườn nhưng không một hộ nào hạ cây bán gỗ mà đồng lòng giữ rừng với mong muốn để lại “kho báu” cho đời con cháu.

Thậm chí vào năm 2017, sau trận bão lớn, một số gốc sưa của người A Rem bị gãy hoặc bật gốc để lộ nhiều cây đã có lõi đỏ au. Nhiều thương lái nghe tin tìm đến ngỏ ý muốn mua rừng sưa với giá đổ đồng 50 triệu/cây, nhưng chính quyền xã và người dân nhất quyết không bán, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ.

Người dân đều đồng lòng giữ rừng với mong muốn để lại “kho báu” cho đời con cháu. Ảnh: Sưu tầm

Người dân đều đồng lòng giữ rừng với mong muốn để lại “kho báu” cho đời con cháu. Ảnh: Sưu tầm

Người A Rem rất cảnh giác với người lạ muốn xâm nhập vào rừng sưa của họ. Phải thật thân thiết hoặc được cán bộ xã giới thiệu, người A Rem mới dẫn khách vào rừng sưa quý hiếm của mình. Không ít lần lâm tặc dòm ngó nhưng đến nay vẫn chưa mất một cây sưa nào. Gần 20 năm, rừng sưa nay đã khép tán che kín ánh mặt trời trên diện tích 8ha. 

Trên mỗi cây gỗ sưa đều được đánh dấu tên của từng hộ bằng màu đỏ: Đinh Dinh, Đinh Lầu, Đinh Pin, Đinh Cất, Đinh Vinh… Đây là cách để mỗi người dân có trách nhiệm với từng gốc cây, để bảo vệ, gìn giữ tốt hơn.

Từng chia sẻ trên Báo Dân Việt, một cán bộ ở xã Tân Trạch cho biết, mỗi cây ở đây nếu bán nguyên gốc, không dưới 30 triệu đồng, nhiều cây trị giá cả trăm triệu đồng, còn loại 50 triệu đồng/gốc thì rất nhiều. Tính sơ sơ rừng cây này cũng phải giá trị hơn trăm tỷ đồng.

Vĩ Hạ

Bình luận

Nổi bật

Thiên tài công nghệ 17 tuổi kiếm hơn 760 tỷ đồng nhờ bán ứng dụng cho ‘ông lớn’ Internet một thời

Thiên tài công nghệ 17 tuổi kiếm hơn 760 tỷ đồng nhờ bán ứng dụng cho ‘ông lớn’ Internet một thời

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 08:18

Anh từng được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 thanh thiếu niên có ảnh hưởng nhất thế giới.

Uỷ ban MTTQ xác nhận 20 tỷ đồng do bà Nguyễn Phương Hằng ủng hộ đồng bào bão lụt đã về đến Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương

Uỷ ban MTTQ xác nhận 20 tỷ đồng do bà Nguyễn Phương Hằng ủng hộ đồng bào bão lụt đã về đến Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 08:15

Trong đó, 10 tỷ đồng được dành ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ và 10 tỷ đồng dành cho đồng bào miền Trung.

Bộ Công an vào cuộc xử lý hành vi ‘phông bạt’, giả mạo bill chuyển tiền từ thiện

Bộ Công an vào cuộc xử lý hành vi ‘phông bạt’, giả mạo bill chuyển tiền từ thiện

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 08:15

Bộ Công an khẳng định sẽ tiếp nhận và xử lý các tố giác liên quan đến hành vi giả mạo biên lai chuyển tiền, lừa đảo trong hoạt động từ thiện.