Cổ phần hóa từ góc nhìn doanh nghiệp

Có những DN khi đấu giá bán cổ phần lần đầu thu về số tiền gấp 5-6 lần so với mệnh giá cổ phiếu, nhưng bán tiếp thì lại không được. “Đưa ra thị trường sẽ bị lỗ, thoái vốn tỷ lệ lớn thì bị phụ thuộc…

Khó thống nhất về định giá thương hiệu khi cổ phần hóa

Khó từ nội bộ

“Chúng ta quen bao cấp lâu rồi, nên khi chuyển sang cổ phần hóa thì sốc”, ông Trần Tiến Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) thẳng thắn nhìn nhận. Theo lộ trình được phê duyệt, Hanoitourist sẽ phải tiếp tục cổ phần hóa 3 DN thành viên trong giai đoạn từ nay đến 2015.

Tuy thế, vấn đề thoái vốn sẽ còn là câu chuyện dài với Tổng công ty này, khi phần lớn DN trực thuộc hiện vẫn còn tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước khá lớn.

“Nó xáo trộn nếp nghĩ của quần chúng”, ông Hùng chia sẻ thêm về khó khăn của cổ phần hóa nói chung. Ở nhiều nơi, chuyện phổ biến là công chức nhà nước “vài tuần tác nghiệp vài giờ”. Nếu DN được cổ phần, sự khác biệt về chủ sở hữu sẽ khiến cho điều hành gắn chặt hơn với hiệu quả từng vị trí công tác và vì thế phong cách làm việc phải khác.

“Người giám đốc có một số nhận thức chưa đến nơi đến chốn thì cảm thấy rất mệt mỏi khi cổ phần hóa, hoặc là không thích ứng được với thị trường, sợ bị mất chức, cản trở việc cổ phần hóa…”, ông Hùng nói thẳng.

Hay với nhân viên không có năng lực, họ sợ cổ phần hóa thì không còn được sử dụng, trọng dụng nữa. “Hiện nay có tình trạng là những người có hệ số lương cao nhưng trình độ không bằng người mới tuyển vào. Nhân viên mới dù có năng lực nhưng phải làm việc 20 năm nữa mới đạt được hệ số lương của người vào trước đó. Như vậy thì làm sao kích thích được lao động phát triển? Như thế thì không thu hút được người tài…”, ông Hùng nói.

Khó khăn khác ở các DN cổ phần hóa là lịch sử để lại về chuyện đầu tư ngoài ngành. Nhiều nơi vay vốn quá nhiều so với vốn chủ sở hữu, khiến lợi nhuận không còn. Kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm, hàng bán không ai mua.

“Có những đơn vị vốn sở hữu 50 tỷ đồng, đi vay đến 600 tỷ đồng mà đầu tư ra ngoài ngành lại không hiệu quả. Bây giờ, khi cổ phần hóa, xác định giá trị tài sản thì bộc lộ tất cả những quyết định sai lầm của ông giám đốc. Cổ phần bán 30% giá vốn không bán nổi, lỗ cũng không ai mua…”, ông Hùng cho hay.

Không dễ quyết liệt thoái vốn

Ở phía thực thi cổ phần hóa, quyết tâm là một chuyện, cân nhắc thiệt hơn trong vấn đề thoái vốn Nhà nước không phải lúc nào cũng rõ ràng và mạch lạc. Đa dạng sở hữu thì có cơ chế giám sát chéo, tạo động lực thúc đẩy từ bên trong, nhưng thoái vốn đến đâu và kéo đối tác nào vào lại muôn phần khó nghĩ.

Theo ông Phạm Đức Hùng, Tổng giám đốc Hanoitourist, đa số DN mới chỉ bán vốn ra ngoài vài chục phần trăm là một tỷ lệ quá nhỏ, rất khó để thu hút được cổ đông chiến lược. Trong khi đó, nhiều cổ đông mong muốn sở hữu nhiều hơn, thậm chí chiếm tỷ lệ chi phối để nhảy vào điều hành DN, cải cách và loại bỏ cách làm ăn kém hiệu quả hiện tại.

Ngược lại, có những DN khi đấu giá bán cổ phần lần đầu thu về số tiền gấp 5-6 lần so với mệnh giá cổ phiếu, nhưng bán tiếp thì lại không được. “Đưa ra thị trường sẽ bị lỗ, thoái vốn tỷ lệ lớn thì bị phụ thuộc. Như vậy thì phải xin ý kiến, mình không quyết định được”, Tổng giám đốc Hùng nói.

Cho nên, chuyện cổ phần hóa, theo nhiều DN, là rất khó. Kéo theo đó, hệ lụy là việc thực thi kế hoạch được đề ra bị lùi thời hạn, có khi chậm cả năm.

Trong khi đó, định giá đất theo thị trường không dễ dàng. Định giá lợi thế thương mại, thương quyền, thương hiệu cũng không có căn cứ nào để đồng thuận giữa DN và cơ quan chủ quản, kiểm toán… Có DN hoàn tất thủ tục cổ phần hóa cách đây 4 năm, nhưng cuối cùng xác định lợi thế thương mại không thể làm được. Cho nên, cổ phần hóa chưa hoàn thành là vì điều đó.

“Thế nên, Nhà nước có văn bản là cùng lắm thì đổi tên thành công ty cổ phần, không ai mua thì vẫn là công ty cổ phần, bán lại cho nhân viên giá ưu đãi…”, ông Phạm Đức Hùng nói. “Nhìn rộng hơn, sau cổ phần thì lợi ích của DN và người lao động, nguồn lực xã hội thu hút vào DN được phát huy như thế nào mới là quan trọng”.

Theo Thời báo Ngân hàng

Bình luận

Nổi bật

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.