Dữ liệu cũ
Thứ ba, 07/04/2015, 14:23 PM

Chuyện hàng tuần: Minh bạch

(NTD) - Sau nhiều lần, giảm giá nhỏ giọt, xăng lại làm một cú tăng giá ngoạn mục từ 11/3. Ngoạn mục vì sau vài lần giảm giá, mỗi lần chỉ giảm từ 400 đến 500 đồng, nay tăng chỉ một lần đã tới 1.600 đồng/lít. Đồng thanh tương ứng, giá điện cũng tăng lên 7,5% từ 16/3. Cùng lúc, bắt đầu từ tháng 5 tới, thuế bảo vệ môi trường cũng tăng lên 300%. Đây có thể coi là 3 cú đấm thôi sơn với doanh nghiệp và người tiêu dùng và cả nền kinh tế đang gượng dậy một cách yếu ớt.

Duong Trong Dat
 

Việc tăng giá hai mặt hàng chiến lược sẽ đẩy giá cả các mặt hàng tiêu dùng đội giá thị trường, tác động mạnh đến đời sống của người lao động làm công ăn lương và những người lao động nghèo.

Điện và xăng dầu là những mặt hàng thiết yếu của nền sản xuất quốc gia. Cú đúp tăng giá những mặt hàng này tất nhiên sẽ kéo mặt bằng giá cả lên theo. Chưa nói đến chuyện té nước theo mưa, việc tăng giá hai mặt hàng chiến lược sẽ đẩy giá cả các mặt hàng tiêu dùng đội giá thị trường, tác động mạnh đến đời sống của người lao động làm công ăn lương và những người lao động nghèo.

Với mức lương cơ bản hiện nay (1,15 triệu đồng) người tiêu dùng có quyền lo ngại về một cơn bão giá sắp tới vì nó sẽ tác động không nhỏ đến túi tiền của họ. Đối với các doanh nghiệp, điện xăng cùng tăng giá sẽ tăng gánh nặng cho giá thành sản phẩm nhất là với các doanh nghiệp sản xuất sắt thép,xi măng, phân bón, kinh doanh vận tải - những ngành tiêu hao nhiều điện và nhiên liệu. Không tăng thì không thể chịu nổi gánh nặng của việc tăng giá đầu vào. Nhưng tăng, làm sao cạnh tranh nổi với các mặt hàng ngoại nhập? Và doanh nghiệp sẽ bán hàng như thế nào trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay?

Một mặt bằng giá cả mới sẽ được thiết lập là logic tất yếu không phải bàn cãi. Và hệ quả của nó khá rõ ràng. Nhưng có điều lạ là đại diện các cơ quan quản lý, có vẻ như không mấy lo lắng, quan tâm. Hình như các vị hoàn toàn đứng về phía độc quyền doanh nghiệp khi khẳng định rằng việc tăng giá điện 7,5% là tương đối phù hợp với mặt bằng thị trường cũng như các yếu tố thay đổi đầu vào. Rằng báo cáo về giá thành điện đã khá rõ ràng. Thậm chí còn có phát ngôn kỳ lạ rằng giá điện tăng mọi người đều được hưởng lợi hay: việc tăng giá xăng vừa qua không gây sốc; vẫn theo hướng thị trường hóa. Rằng giá điện Việt Nam còn thấp hơn giá điện các nước xung quanh - một so sánh hết sức khập khiễng. Và một phát ngôn không khỏi gây băn khoăn, khiến người ta có cảm giác cơ quan quản lý với doanh nghiệp tuy hai mà một: nếu giá điện không tăng thì EVN sẽ… phá sản.

EVN có phá sản vì không tăng giá hay không? Có lẽ không. Nhưng EVN chắc chắn sẽ phá sản nếu cứ tiếp tục các khoản đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, lãng phí chi phí và tổn thất điện năng cao. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh, lương thưởng không minh bạch, và các khoản lỗ do quản trị yếu kém. Căn bệnh trầm kha đó, nếu không được giải quyết tận gốc, sẽ tiếp tục đổ vào giá thành điện, khoác gánh nặng lên vai nền kinh tế và người tiêu dùng. Điệp khúc tăng giá sẽ trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Đó cũng là tình hình diễn ra với giá xăng. Theo ý kiến của các chuyên gia, cần một cuộc “đại phẫu” giá điện và giá xăng, thuê chuyên gia độc lập kiểm tra khách quan để minh bạch hóa giá điện và giá xăng. Tránh cơ chế quản lý đơn giản như hiện nay: các doanh nghiệp báo cáo, Bộ Công thương xem xét; rất dễ chủ quan và không loại trừ nảy sinh tiêu cực.

Tăng giảm giá là điều bình thường trong nền kinh tế, nhất là khi nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, dù có định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng tăng giá cũng phải thực hiện một cách công khai, minh bạch. Kinh doanh có đạo đức là kinh doanh sòng phẳng, không vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đổ gánh nặng thua lỗ của doanh nghiệp mình lên vai nền kinh tế đất nước và người tiêu dùng không phương tiện tự vệ trong tay. Cuộc sống đòi hỏi đã đến lúc phải phá thế độc quyền của ngành điện, ngành xăng dầu. Nhưng trước mắt phải làm minh bạch đầu ra đầu vào trong quản trị giá xăng dầu và giá điện. Dư luận cũng đòi các quan chức quản lý giá cũng phải “minh bạch hóa” chỗ đứng của mình: đứng về phía doanh nghiệp độc quyền hay đứng về phía lợi ích chung của đông đảo người tiêu dùng và nền kinh tế?

Dương Trọng Dật

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.