Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 25/12/2023, 12:52 PM

Choáng ngợp kỳ quan kiến trúc ngược ‘độc nhất vô nhị’ gồm 7 tầng ngầm nằm sâu dưới lòng đất, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Đặc biệt, ở tầng cuối còn có cánh cổng nhỏ dẫn vào lối đi bí mật dài hơn 30km thông ra một thị trấn.

Nếu bạn là người có niềm đam mê với những công trình kiến trúc cổ thì kiến trúc ngược độc đáo của đền Rani Ki Vav (giếng nhiều tầng của Hoàng hậu) là công trình hội tụ đỉnh cao của kiến trúc khi được xây dựng thủ công. Nơi đây hứa hẹn sẽ đưa du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với 7 tầng ngầm nằm sâu dưới lòng đất.

Đây là một trong những công trình cổ có cấu trúc lớn nhất trong loại hình kiến trúc giếng nhiều tầng

Đây là một trong những công trình cổ có cấu trúc lớn nhất trong loại hình kiến trúc giếng nhiều tầng

Theo đó, đền Rani Ki Vav có vị trí nằm trong thị trấn nhỏ của Gujarat bên bờ sông Saraswati, Ấn Độ. Rani Ki Vav có tổng cộng 7 tầng ngầm, khiến đây là một trong những công trình cổ có cấu trúc lớn nhất trong loại hình kiến trúc giếng nhiều tầng.   

Lịch sử hình thành đền Rani Ki Vav

Đền Rani Ki Vav là một trong những công trình kiến trúc độc đáo thế giới được xây dựng trong thời kỳ cai trị dưới triều đại Solanki. Theo các nhà khảo cổ học cho biết, đây là kiến trúc ngược độc đáo được xây dựng từ năm 1603 do con trai của Mularaja thuộc vương triều Bhimdev I và đã được hoàn thành nhờ sự góp sức từ Nữ hoàng Udayamati.

Đây là kiến trúc ngược độc đáo được xây dựng từ năm 1603

Đây là kiến trúc ngược độc đáo được xây dựng từ năm 1603

Được thiết kế ngầm dưới lòng đất, vì thế ngôi đền đã từng bị ngập trong phù sa và nước sông Saraswati qua hàng trăm năm. Đến năm 1980, các nhà khảo cổ học Ấn Độ mới khai quật ngôi đền này. Sau khi được khôi phục, thì tất cả các kiến trúc ngược độc đáo của ngôi đền vẫn được giữ nguyên vẹn, tráng lệ như lúc ban đầu.

Kiến trúc độc đáo của đền Rani Ki Vav

Công trình này được xây dựng với chức năng của một giếng nước kết hợp đền thờ

Công trình này được xây dựng với chức năng của một giếng nước kết hợp đền thờ

Công trình này được xây dựng với chức năng của một giếng nước kết hợp đền thờ theo lối kiến trúc ngầm độc đáo, bắt đầu ở mặt đất, dẫn xuống các tầng dưới bằng cầu thang. 

Cụ thể, ngôi đền Rani Ki Vav có 7 tầng ngầm với chiều dài là 64m, rộng 20m và sâu 27m. Với kiến trúc ngược độc đáo vốn có của nó nên đền Rani Ki Vav được coi là công trình có kiến trúc rộng lớn, lộng lẫy nhất thuộc thể loại này.

Khi vào sâu bên trong, sẽ có hơn 500 bức phù điêu được những người thợ xưa chạm khắc vô cùng điêu luyện, tinh tế bằng phương pháp thủ công không khác gì tranh treo tường cổ xưa. 

23B10006-8-768x512
Vô số bức phù điêu được tạo tác hết sức tinh xảo

Vô số bức phù điêu được tạo tác hết sức tinh xảo

Tầng dưới cùng của Rani Ki Vav là một giếng nước hình trụ tròn có đường kính 30m và sâu 10m. Xung quanh bức tường trong giếng cũng được người thợ Ấn Độ tỉ mỉ, chạm khắc những bức phù điêu tinh xảo và được xây dựng bởi vật liệu chính từ gạch và đá.

Tất cả những bức họa tiết không chỉ thể hiện đỉnh cao của kiến trúc cổ thời bấy giờ mà nó đã tái hiện sinh động một cách phong phú về nét sinh hoạt văn hóa, tôn giáo cũng như phong tục đẹp của người dân Ấn Độ thời bấy giờ.

Giếng nước hình trụ tròn có đường kính 30m và sâu 10m

Giếng nước hình trụ tròn có đường kính 30m và sâu 10m

Hầu hết các tác phẩm điêu khắc trong lòng giếng thể hiện sự sùng kính đối với thần Vishnu

Hầu hết các tác phẩm điêu khắc trong lòng giếng thể hiện sự sùng kính đối với thần Vishnu

Hiện nay, các cổ vật đã được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ tại ngôi đền và được Viện nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ lưu trữ, bảo quản trong một chế độ thật đặc biệt.

Đặc biệt, tại tầng cuối cùng, ngôi đền sở hữu một cánh cổng nhỏ để mở ra lối đi bí mật dài hơn 30km dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur (gần Gujarat). Lối đi cũng đã được thiết kế công phu như một lối thoát dành cho vua chúa trong những trường hợp thất thủ. Tuy nhiên, hiện nay đường hầm này bị vùi lấp bởi bùn đất và đá sỏi.

Tầng cuối sở hữu lối đi bí mật dài hơn 30km dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur

Tầng cuối sở hữu lối đi bí mật dài hơn 30km dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur

Đền Rani Ki Vav là một kỳ quan kiến trúc độc nhất vô nhị mà nền văn minh Ấn Độ cổ xưa đã để lại cho nhân loại. Công trình kiến trúc ngược độc đáo, tráng lệ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 22/6/2014 tại Doha, Qatar. Đền Rani Ki Vav được ví như là viên khảo cổ học tốt nhất Ấn Độ và cũng là niềm quá đỗi tự hào của tất cả người dân vùng Gujarat.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 09:45

Ngôi làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu êm đềm tạo nên khung cảnh bình yên.