Dữ liệu cũ
Thứ ba, 02/06/2015, 07:12 AM

Chợ ế sưng, đá lạnh cháy hàng vì nắng nóng

(NTD) - Các mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, cá lại chịu cảnh ế ẩm thậm chí rau xanh cũng không có người mua vì người tiêu dùng ngại đi chợ.

Thịt, cá, rau đều ế

Theo khảo sát của phóng viên giá thịt lợn tại một số chợ đã giảm vì tin đồn dịch bệnh ở các tỉnh lẻ và thời tiết nắng nóng nên nhu cầu ăn thịt của người dân giảm. Hiện tại giá thịt mông sấn chỉ còn 9 nghìn đồng/lạng, thịt nạc thăn, vai còn 11 nghìn đồng/lạng, sườn non giá 11 nghìn đồng/lạng.

Bà Nguyễn Thị Tần bán thịt tại chợ Quan Hoa, Cầu Giấy cho biết mấy ngày nay bà không dám lấy nhiều thịt vì sức mua giảm. Mỗi ngày bà chỉ bán được khoảng 10 kg thịt các loại, người mua hàng cũng chỉ mua 2 -5 lạng, không có nhiều người mua như trước. Một phần vì nắng nóng, một phần là sinh viên, người tỉnh lẻ về quê nên chợ vắng khách. Còn đối với các loại cá như cá chép, cá trắm trắng, trắm đen đều giảm từ 5 đến 10 nghìn đồng/kg. Cụ thể tại chợ Nhân Chính: cá chép giá 55 nghìn đồng/kg, trắm khúc 60 nghìn đồng/kg, trắm đen 120 nghìn đồng/kg. Giá đã giảm những sức mua vẫn chậm hơn thời kỳ trước.

20a6

Thê thảm nhất là mặt hàng đồ khô

Theo một chủ sạp rau tại chợ Chính Kinh, nhiều người nghĩ nắng nóng háo nước rau sẽ bán chạy nhưng ngược lại nắng quá nhiều người cũng chả thiết nấu nướng, ăn uống nên hàng bán sẽ chậm. Thường chỉ bằng một nửa hay 2/3 ngày thường. Đã vậy, trời nóng rau củ cũng nhanh héo thối khiến người bán thường xuyên phải đổ bỏ.

Với lý do tương tự, hàng bán thịt, cá cũng ế ẩm và phải giảm lượng hàng nhập vào. Cá biệt vẫn có nhiều mặt hàng bán chạy hơn vào ngày nắng nóng như ngao, cua, hến, trai… vì có thể chế biến thành những món canh vị mát, dễ ăn.

Cảnh ế ẩm thê thảm nhất trong nhiều khu chợ là những gian hàng đồ khô. Trời nóng như thiêu như đốt mấy ai muốn mua những đồ thực phẩm khô về ăn. Nhiều gian hàng tại các chợ có khi cả ngày không bán nổi thứ gì.

Những đại lý bán bánh kẹo cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi nắng quá đồ ngọt cũng không còn sức hút. Tuy nhiên bù lại những mặt hàng khác như nước uống, sữa chua, váng sữa, kem… lại đắt hàng hơn hẳn ngày thường.

Cẩn trọng với đá sạch

Nhu cầu sử dụng đá sạch để giải nhiệt tăng cao đột biến những ngày nắng tới gần 40oC ở Hà Nội khiến các cơ sở sản xuất đá viên sạch "cháy" hàng. Tại nhiều cơ sở sản xuất đá viên sạch, máy làm đá đều phải hoạt động hết công suất.

Thế nhưng, nhiều khi cũng không thể phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng. Nhiều người phải ngồi chờ cả tiếng đồng hồ mới được mua.

Tại các cơ sở sản xuất đá viên sạch khu vực Hoàng Ngân, Trần Bình (Cầu Giấy), Cầu Bươu (Thanh Trì), Láng (Đống Đa),... máy làm đá đều phải hoạt động hết công suất. Đá viên làm ra đến đâu bán hết đến đó. Các kho bảo quản, trữ lạnh đá thường trống không.

20150528150611-da-sach-3
Cơ sở đá sạch đã đăng ký với sở Y tế là con số quá nhỏ so với nhu cầu

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố hiện có trên 20 cơ sở sản xuất đá tinh khiết lớn, sử dụng công nghệ sạch, cứ 45 phút ra một mẻ và 10 cơ sở sản xuất đá cây để ướp thực phẩm. Với số lượng quá ít như vậy sẽ không đủ cung cấp cho một thị trường rộng lớn như Hà Nội khi vào hè. Thêm nữa, đá tinh khiết giá thành cao, với những quán giải khát đường phố họ ít chọn lựa mà sẽ mua đá viên không có thương hiệu hoặc đá cây để bán cho khách.

Theo ông Cường thì qua kiểm tra các cơ sở sản xuất đá tinh khiết thì chưa có cơ sở nào bị xử lý về chất lượng Tuy nhiên, một số cơ sở, điều kiện vệ sinh nơi sản xuất còn lộn xộn, không ngăn nắp, không nhãn mác, nhân viên không sử dụng găng tay để đóng gói đá, một số nơi không chấp hành các quy định về VSATTP.

Theo ông Cường thì Thanh tra Sở Y tế đang tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất nước đá tinh khiết. Tuy nhiên, nước đá trôi nổi, đá “bẩn” ở ngoài thị trường thì ai kiểm soát? Hà Nội có trên 24 nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, việc kiểm tra nước đá ở đây gần như là bỏ ngỏ. Ai chịu trách nhiệm nếu như người tiêu dùng bị ngộ độc, tiêu chảy?

Đặc biệt, thói quen hoặc vì lợi nhuận mà sử dụng đá cây vào trong ăn, uống, giải khát, thậm chí các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm lưu động phục vụ những suất ăn tập trung đông người như tiệc cưới, đám giỗ, liên hoan… hiện đang khó kiểm soát.

Nước đá bẩn, không bảo đảm vệ sinh có thể chứa các vi trùng gây bệnh là nguồn gốc phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của con người như tả, lỵ, thương hàn và thậm chí là ngộ độc thực phẩm hàng loạt. Do đó, mỗi khi sử dụng nước đá, mỗi người cần thực hiện ý thức tự bảo vệ mình với sự lựa chọn đảm bảo an toàn.

Theo ông Cường, đá cây bị cấm tuyệt đối trong sử dụng ăn, uống, khi phát hiện cơ sở nào sử dụng đá cây bán cho khách ăn, uống, người dân hãy điện thoại về đường dây nóng của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội theo số 04.37333071

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.