Dữ liệu cũ
Thứ hai, 12/05/2014, 08:46 AM

Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng

Có thể thấy tại thời điểm này dịch sởi bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt thì từ đầu năm đã bắt đầu xuất hiện bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế) đến nay, cả nước ghi nhận hơn 17.400 ca tay chân miệng, bệnh đã xuất hiện tại 62 địa phương. 

Dù số mắc giảm 20% so với cùng thời điểm năm ngoái nhưng một số tỉnh, thành có số mắc cao và tăng là TP HCM- gần 2.700 ca bệnh, tăng 29%; Bà Rịa-Vũng Tàu- hơn 1.100 ca mắc, tăng hơn 34%;  Cà Mau- gần 940 ca, tăng hơn 15%; Kon Tum- 112 ca, tăng gần 70%… Ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cũng bắt đầu có bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. Cụ thể, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai trung bình mỗi tuần tiếp nhận 10 ca mắc bệnh tay chân miệng đến khám. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương.

 Bệnh tay chân miệng có triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Hà Nội), so với những năm trước, bệnh tay chân miệng năm nay xuất hiện sớm hơn. Tuy nhiên không vì số ca mắc thấp mà Bộ y tế không quan tâm. Bộ đang xem xét những vùng nào hiện nay có trẻ mắc và có nguy cơ cao đế phải can thiệp ngay không để bệnh lan ra diện rộng. Tiến sĩ Phu cũng cho rằng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ là 2 địa điểm có nguy cơ cao về bệnh tay chân miệng. Trong khi đó, chưa có vắc xin phòng chống bệnh này.

Trong năm, bệnh có 2 đỉnh dịch tập trung vào tháng 3-5 và tháng 9-12. Vì thế, mới đây, Bộ cũng vừa phát đi thông cáo, khuyến cáo về cách phòng chống bệnh. Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh này. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bị bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Theo đó, để chủ động phòng dịch, người dân ( cả người lớn và trẻ em) nên tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ đều phải rửa tay bằng xà phòng cẩn thận. Thức ăn cho trẻ cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Tay chân miệng xuất hiện ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Số ca mắc trung bình hàng năm khoảng 100.000 – 150.000 người và 30 – 40 trường hợp tử vong. Phó giáo sư Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hàng năm vào thời điểm này số ca tay chân miệng nhiều hơn. Tại Việt Nam, dịch tay chân miệng bắt đầu tăng cao trong những năm 2011, 2012 và tiếp tục đà này đến nay.

                                                                                                     My My

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.