Thứ ba, 14/09/2021, 10:54 AM

Các bộ ngành, các địa phương không chuyển động thì Nghị quyết dẫm chân tại chỗ

(CL&CS)- Trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp đã thay đổi thích ứng với công nghệ, các cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công nghệ và thống nhất với nhau. Mỗi địa phương kiểm soát một cách, khai báo sức khỏe cũng có nhiều app khác nhau, mỗi nơi áp dung một app, mỗi lần mở app một lần khai báo lại…

Mọi sự chậm chễ trong triển khai thực hiện Nghị quyết 105/ 105/NQ-CP của Chính phủ sẽ là sự cản trở cho việc đạt được mục tiêu và sự ổn định, phát triển của đất nước.

Điểm cân bằng giữa chống dịch và phát triển đã rõ nét hơn

Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 được ban hành với nhiều nội dung đúng như doanh nghiệp mong muốn, doanh nghiệp cần.

Nghị quyết đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bà Phạm Thị Ngọc Thủy-Giám đốc điều hành Văn phòng Ban IV cho biết trong Nghị quyết này đã đề cập đến 11 vấn đề doanh nghiệp cần, doanh nghiệp đã kiến nghị.Và Chính phủ  đã giao thẳng nhiệm vụ cho các bộ ngành và địa phương triển khai.

Trong đó Chính phủ giao các địa phương cùng với các doanh nghiệp chủ động  thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn…

Bộ Y tế được giao 7 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm covid, điều kiện người lao động được đi lại làm nền tảng để hình thành người lao động xanh…

  Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao 5 nhiệm vụ, trong đó ngay trong tháng 9 phải tham mưu để Chính phủ  trình Quốc hội ban hành chính sách tạm dừng hoặc giảm mức đóng bảo hiểm xã hội & chỉ đạo BHXHVN nghiên cứu đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp BHXH phát sinh trong năm 2020 và 2021.

 Bộ Thông tin – Truyền thông, Giao thông – Vận tải, Ngân hàng Nhà nước có 4 nhiệm vụ chính. Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao được giao 5 nhiệm vụ chính…

45% doanh nghiệp không biết sẽ phải đóng cửa bao lâu

45% doanh nghiệp không biết sẽ phải đóng cửa bao lâu

Theo các doanh nghiệp: trong Nghị quyết 105 điểm cân bằng giữa phòng chống dịch bệnh và duy trì, phát triển kinh tế, xã hội đã thấy rõ nét hơn. Nhưng doanh nghiệp vẫn rất băn khoăn với câu chuyện thực thi.

“Đang có một câu chuyện vui là chính quyền không cấm doanh nghiệp hoạt động, nhưng công nhân thì không được đi lại, nên không thể tới nơi làm việc”, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty may 10 nói. .

May 10 có nhà máy ở 7 tỉnh: Quảng Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội,… Mỗi một tỉnh lại áp dụng giãn cách khác nhau, là câu chuyện lại khác nhau. Có tỉnh mở, có tỉnh đóng, có nơi nửa đóng nửa mở… 

Thời gian qua, việc điều hành của một số bộ ngành và địa phương còn thiếu sâu sát, cứng nhắc, chưa kịp thời, không thống nhất khiến doanh nghiệp đã khổ vì dịch bệnh lại càng thêm khổ.

 “Có tỉnh quy định xe chở hàng phải sang tải, “sang xe, đổi tài xế”, làm mất thời gian, gây ùn ứ, “xe chở mấy trăm con lợn, hàng nghìn con gà mà sang tải thì doanh nghiệp làm sao sống nổi!... Có địa phương cứng nhắc đến mức người ta chở con giống về thả, để tái đàn mà cũng không cho vào”. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thốt lên như vậy tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra sáng ngày 13/9.

Ngần ngừ, chậm trễ, nhiều doanh nghiệp không dậy được

Sản xuất còn liên quan đến lưu thông. Ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng Giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa cho biết, khó khăn lớn nhất là vấn đề tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa – logistics một cách có hệ thống tổng thể, chiến lược. Và doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các ban ngành liên quan tập trung để quy định có hệ thống, đưa ứng dụng công nghệ vào để giải quyết nhanh chóng.

“Trong bối cảnh dịch bệnh, toàn bộ doanh nghiệp đã thay đổi thích ứng với công nghệ, thiết nghĩ các cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công nghệ để rút ngắn thủ tục”, ông Ngữ nói.

Ngay như khai báo sức khỏe cũng có nhiều app khác nhau, mỗi nơi áp dung một app, mỗi lần mở app một lần khai báo lại…

Từ phía cơ quan quản lý, Bộ Công Thương cũng nhận thấy, khó khăn lớn nhất là quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa không thông suốt do các quy định về phòng dịch phức tạp, không thống nhất. Quy định về phòng chống dịch cần dược hướng dẫn rõ hơn và một số quy định cần được điều chỉnh. 

Từ những thực tế đó, ông  Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu: “Nếu các địa phương, các bộ tích cực và làm tốt thì Nghị quyết 105/NQ-CP sẽ có tác động ngoài mong đợi. Nhưng nếu các bộ, ngành, địa phương ngần ngừ, chậm trễ trong thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể trở lại được, thậm chí doanh nghiệp sẽ chết”.

Đặc biệt, là Bộ Y tế khẩn trương ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, hướng dẫn đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, người nhiễm Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Một khi chưa có được hướng dẫn này, chưa thể trở lại trạng thái bình thường mới.

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 8/2021, cả nước có 6.441 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nhưng số này chưa phản ánh hết số doanh nghiệp lui khỏi thị trường vì thực tế nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng vì đang thực hiện giãn cách nên không làm thủ tục ngừng hoạt động được.

Còn theo khảo sát của Ban IV, 65% số doanh nghiệp được hỏi cho biết đã dừng hoạt động. 15% doanh nghiệp đang chờ giải thể. Chỉ có 16% số doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động. 45% doanh nghiệp đang tạm dừng không thể dự tính được họ sẽ phải đóng cửa bao lâu. 40% trong số doanh nghiệp tạm dừng chỉ còn đủ tiền để sống trong khoảng 1 tháng.

“Lúc này, các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc ngay để đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động. Các địa phương phải "nóng" lên. Như thế doanh nghiệp mới được hưởng chính sách”, ông Hiếu nói.

Chỉ cần một địa phương nào, một bộ nào đó chậm trễ, việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương khác có thể sẽ bị chậm theo. Mọi sự chậm chễ trong triển khai thực hiện Nghị quyết sẽ là sự cản trở cho việc đạt được mục tiêu và sự ổn định, phát triển của đất nước. Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

(Bài/ loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Lương Hà Linh

Bình luận

Nổi bật

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.