Thứ ba, 26/12/2023, 16:21 PM

Bài toán nào có thể giải quyết tình trạng ùn tắc tại nút giao Ngã Tư Sở sau gần hai thập kỷ?

Sau gần hai thập kỷ kể từ ngày cầu vượt Ngã Tư Sở được khánh thành, tình trạng ùn tắc vẫn chưa được cải thiện cho dù đã có nhiều biện pháp được đề ra.

Nhiều lần điều chỉnh nút giao Ngã Tư Sở vẫn là 'điểm đen' ùn tắc giao thông

Nút giao Ngã Tư Sở vẫn luôn là 'điểm đen' ùn tắc trên địa bàn TP. Hà Nội cho dù được đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng (cầu vượt, hầm, đường trên cao). Vào giờ cao điểm hay bất cứ khung giờ nào khác trong ngày, những ngả đường hướng về nút giao Ngã Tư Sở - Láng - Trường Chinh luôn trong tình trạng ngộp thở vì mật độ phương tiện quá cao. Vì vậy, nơi đây luôn là điểm nóng gây bức xúc cho người tham gia giao thông Thủ đô.

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội lại tiếp tục thí điểm phân luồng tại nút giao Ngã Tư Sở cho các phương tiện từ đường Trường Chinh về Láng. Sở GTVT Hà Nội sẽ dựa vào kết quả thí điểm để đưa ra phương án phân luồng chính thức.

Cụ thể, ​​​​​​từ chiều ngày 24/12, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành đặt dải phân cách, rào chắn hướng từ đường Trường Chinh về Láng để thí điểm phân luồng giao thông. Theo đó, trong 1 tuần, các phương tiện di chuyển từ Trường Chinh - Láng sẽ đi vào làn đường mới mở dưới gầm cầu Ngã Tư Sở. Các phương tiện đi từ Trường Chinh sang Nguyễn Trãi đi như cũ. 

Để thực hiện việc phân luồng mới, Sở GTVT Hà Nội đã di dời cây xanh tại 4 đảo dẫn hướng, xén đảo dẫn hướng để tăng làn chờ cho các phương tiện (theo hướng từ Láng về Trường Chinh và ngược lại); mở lối quay đầu mới cho các phương tiện đi theo hướng Tây Sơn - Ngã Tư Sở - Tây Sơn; mở rộng lối quay đầu hướng Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Nguyễn Trãi.

Tuy nhiên, cách phân luồng mới khiến không ít người dân bị bất ngờ, lúng túng dẫn tới giao thông tại đây trở nên hỗn loạn. Tình trạng hỗn loạn diễn ra khi nhiều người đi xe máy và cả ô tô muốn vào đường Láng lại bị nhầm sang làn đi Nguyễn Trãi. Không ít người đã chọn cách quay đầu xe đi ngược chiều hoặc đi lùi để sang lối đi đường Láng dẫn tới xung đột giao thông.​​​​​​

Ảnh chụp Màn hình 2023-12-24 lúc 12.34.17 CH

Nút giao Ngã Tư Sở vẫn luôn là 'điểm đen' ùn tắc trên địa bàn TP. Hà Nội.

Trước đó,  Sở GTVT Hà Nội đã nhiều lần phân luồng giao thông ở tuyến đường này. Lần gần nhất là ngày 9/1/2023, đồng bộ với việc thông xe đường Vành đai 2 trên cao. 

Tháng 6/2022, nút giao Ngã Tư Sở cũng được phân luồng thí điểm trong gần 1 tháng. Tháng 11/2020, tại đây được phân luồng lại nhưng tình trạng ùn tắc vẫn kéo dài. Suốt 3 năm qua, ngã tư này trở thành nỗi khổ của nhiều người.

Thực tế cho thấy, tình trạng ùn tắc ở nút thắt "cổ chai" Ngã Tư Sở không giảm sau mỗi lần điều chỉnh hướng đi của các phương tiện.

Giải pháp nào để giải quyết "ngã tư khổ" hàng chục năm ách tắc?

Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội đã đầu tư hạ tầng, nhiều lần điều chỉnh phương án tổ chức giao thông. Đáng kể nhất là dự án cầu vượt nút giao thông Ngã Tư Sở được khởi công vào năm 2005 và thông xe vào năm 2006. Cầu có tổng số vốn trên 1.100 tỷ đồng, chiều dài 440m, chiều rộng 17,5m. Đây là cây cầu vượt đầu tiên được thực hiện ở Hà Nội.

Tuy nhiên, ngay sau khi hoàn thành, tình trạng ùn tắc giao thông tại đây vẫn chưa chấm dứt. Người dân, báo chí gọi nơi đây với biệt danh “ngã tư khổ".

Ảnh chụp Màn hình 2023-12-24 lúc 12.35.02 CH

Vào giờ cao điểm nút giao luôn trong tình trạng ngộp thở vì mật độ phương tiện quá cao.

Sau đó một  năm, nút giao Ngã Tư Sở được đầu tư thêm một hệ thống đường hầm dài gần 500m cho người đi bộ và đi xe đạp. Tuy nhiên, nơi đây lại thường xuyên vắng vẻ. Người dân cho rằng việc đi dưới hầm quá xa, lên xuống phức tạp. Vì vậy, nhiều người dân chọn băng trực tiếp qua đường để tiết kiệm thời gian.

Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch- tài chính, Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo thống kê có đến khoảng 50% lưu lượng phương tiện lưu thông từ Vành đai 2 trên cao đổ xuống Ngã Tư Sở để rẽ vào Nguyễn Trãi, Hà Đông.

Do vậy giải pháp đầu tư nhánh kết nối để dẫn thẳng đoàn xe về phía Hà Đông, loại bỏ các giao cắt trên nút giao này là hợp lý.

Tuy nhiên việc đầu tư cũng phải kết hợp đồng bộ, hài hòa các giải pháp làm sao kế thừa được giai đoạn trước mắt và sau này kế thừa được Vành đai 2 trên cao nối tiếp từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy cho hiệu quả nhất.

Còn chuyên gia giao thông đô thị, Thạc sỹ Vũ Hoàng Chung cho rằng, ngành giao thông Hà Nội cần sớm triển khai đầu tư hoàn thiện giao thông qua nút giao Ngã Tư Sở - Trường Chinh. Trong đó, tổ chức xây dựng Vành đai 2 tiếp nối từ Ngã Tư Sở kết nối vào Cầu Giấy để giảm xung đột dòng phương tiện.

"Lẽ ra, nút giao này phải được nghiên cứu đầu tư từ sớm, khi triển khai xây dựng Vành đai 2 trên cao và mở rộng Vành đai 2 dưới thấp, cũng như hoàn thiện cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, nhưng không hiểu sao, vì lý do nào đó mà nút giao này chưa được tính đến nên mới xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Ngành giao thông Hà Nội cần sớm lập dự án, đầu tư xây dựng mở rộng nút giao Ngã Tư Sở"- Thạc sỹ Vũ Hoàng Chung cho hay.

Minh Châu

Bình luận

Nổi bật

Thành phố phát triển nhất ĐBSCL thông xe 2 cầu quan trọng, bất động sản khu vực sẽ 'thăng hoa'?

Thành phố phát triển nhất ĐBSCL thông xe 2 cầu quan trọng, bất động sản khu vực sẽ 'thăng hoa'?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 18:17

2 cây cầu được đưa vào hoạt động tại thành phố này góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông cho nơi đây. Từ đây, thị trường bất động sản cũng được tác động.

Hà Nội: Tuyến đường 0,74km với mức đầu tư 125 tỷ đồng có gì đặc biệt?

Hà Nội: Tuyến đường 0,74km với mức đầu tư 125 tỷ đồng có gì đặc biệt?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 18:16

Với tổng mức đầu tư dự kiến 125 tỷ đồng, tuyến đường này được kỳ vọng sẽ kết nối 2 trục đường chính trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội).

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng 'đặc quyền' gì?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng 'đặc quyền' gì?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 18:16

Việc Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người dân cũng như các doanh nghiệp.