Áp thuế xăng dầu sai: "Truy thu đến khi đủ 3.500 tỷ mới thôi"

“Trong trường hợp này vẫn có thể tiến hành truy thu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải thực hiện. Tuy nhiên việc truy thu không phải liền một lúc, mà phải có lộ trình, mỗi lần một ít cho đến bao giờ thu đủ 3.500 tỷ đồng thì thôi”, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật đề xuất giải pháp.

Theo ông, con số 3.500 tỷ đồng từ áp sai thuế xăng dầu mà báo chí phản ánh những ngày qua nên trả trực tiếp cho dân, đưa vào quỹ bình ổn hay thu hồi thế nào?

Số tiền 3.500 tỷ đồng thu sai từ thuế cần phải xác định do kẽ hở của chính sách và phải nghiêm khắc xem xét lại công tác hoạch định chính sách của các ngành được giao nhiệm vụ này. Cụ thể hai ngành Tài chính - Công Thương, bên nào trách nhiệm chính, bên nào phụ phải quy rõ ra. Thứ hai, phải để cho chính các ngành đề xuất, sử dụng nguồn tiền này như thế nào. Vì xăng dầu ngoài người dân sử dụng, còn có cả các tổ chức, cơ quan.

Con số 3.500 tỷ đồng nếu bây giờ trả trực tiếp cho dân thì trả theo phương thức nào? Ai nhiều ai ít biết thế nào được? Nhưng trong trường hợp này vẫn có thể tiến hành truy thu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn phải thực hiện. Tuy nhiên việc truy thu không phải liền một lúc. Làm vậy thì doanh nghiệp lấy đâu ra số tiền lớn như thế mà phải truy thu có lộ trình, mỗi lần thu một ít cho đến bao giờ thu lại đủ 3.500 tỷ thì thôi.

thue xang dau
 

Nhưng có thể doanh nghiệp viện cớ làm đúng quy định ban hành, và không chịu bị truy thu?

Doanh nghiệp tuy làm đúng quy định của liên bộ nhưng vẫn là kẽ hở, do đó nhiều lúc chúng ta phải truy thu là như thế. Đồng ý là tôi (liên Bộ Tài chính – Công Thương – PV) nhận khuyết điểm với anh, nhưng anh được lợi như vậy, tôi phải truy thu chứ.

Vậy theo ông số tiền đó nếu thu được sẽ phải xử lý thế nào?

Nhân dân ta có cái hay thế này: Khi anh thấy sai, anh sửa sai cho đúng thì người dân cũng vui vẻ bỏ qua. Chẳng hạn số tiền đó có thể cho xây dựng công trình phục vụ cộng đồng, như xây dựng một số bệnh viện, hoặc xây trường học ở những vùng khó khăn thì sẽ được người dân đồng tình ủng hộ.

Việc xử lý đối với người dân như thế nào, với cơ quan ra sao phải có phương án xử lý, hay đưa vào một quỹ chung để phục vụ cho toàn xã hội, như vậy ai cũng được hưởng. Đó chỉ là một phương án đề xuất, nhưng đầu tiên, cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp phải nhận định được cái sai đã.

Ngoài ra, thật vô lý khi xăng dầu các nước giảm mạnh, giá xăng dầu trong nước cũng giảm nhưng cước vận tải lại không chịu giảm trong một thời gian dài như thế… Điều đó cho thấy trong quản lý có nhiều vấn đề chúng ta cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Cứ nói chung chung đây là quyết định của tập thể, nhưng tập thể quyết định sai thì tập thể phải bị xử lý. Sau đó mới tính đến chuyện trách nhiệm ông nào nhiều, ông nào ít.

Giá dầu xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn 36 USD/thùng

Theo Tổng cục Thuế, bình quân giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm tới nay chỉ còn 36 USD/thùng. Giá dầu giảm hơn 1/3 so với kế hoạch, nhưng ngành thuế vẫn đặt mục tiêu tăng thu.

Sáng 25/3, tại buổi họp báo chuyên đề quý I/2016 của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), năm nay đơn vị này được giao thu 809.500 tỷ đồng cho ngân sách. Trong đó, 54,5 nghìn tỷ đồng thu từ dầu thô trên cơ sở giá dầu 60 USD/thùng (số còn lại là thu nội địa).

Sau 2 tháng thực hiện, giá dầu thô chỉ đạt bình quân 36 USD/thùng, nên ngân sách chỉ thu được 5,77 nghìn tỷ đồng (đạt 10,6% dự toán). Số thu từ dầu thô giảm 56,9% so với cùng kỳ năm 2015. Dù vậy, tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm vẫn tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, nhờ các khoản thu nội địa tăng đáng kể (như thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền sử dụng đất… tăng từ 7,7-23,5% so với cùng kỳ).

Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng Cục trưởng Thuế cho biết, kinh tế còn khó khăn, giá dầu khí giảm sâu, thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn)… nhiệm vụ thu này là rất khó khăn. Nhưng ngành thuế vẫn dự kiến tăng thu khoảng 65.000 tỷ đồng so với dự toán.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tới ngày 15/3, ngân sách nhà nước đã bội chi trên 45.000 tỷ đồng. Cụ thể, thu ngân sách nhà nước ước đạt 182,4 nghìn tỷ đồng (bằng 18% dự toán năm). Tổng chi ngân sách ước khoảng 227,7 nghìn tỷ đồng (bằng 17,9% dự toán năm).    

Lê Hữu Việt

Cảm ơn ông.

Theo Luân Dũng (Tiền Phong)

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital tham gia HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital tham gia HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:04

(CL&CS) - Ông Nguyễn Hồ Nam được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Eximbank củng cố năng lực quản trị, tăng tốc trong chiến lược chuyển đổi số và phát triển bền vững; thực hiện hóa các mục tiêu lớn của ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.