Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xác định căn cứ xây dựng Đề án; nghiên cứu sự cần thiết của Đề án; xác định quan điểm xây dựng Đề án; nghiên cứu phương pháp luận liên quan đến khái niệm, phạm vi hoạt động kinh tế chưa được quan sát; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tế ở Việt Nam về khu vực kinh tế chưa được quan sát; xây dựng phương án thu thập thông tin để đánh giá kết quả sản xuất của các hoạt động kinh tế chưa được quan sát của Việt Nam; đề xuất các giải pháp để thống kê được các hoạt động thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát;...
Ảnh minh họa. |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì đề xuất các định hướng, giải pháp, cơ chế quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực lao động, việc làm. Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chủ trì đề xuất các chính sách liên quan đến thuế nhằm mở rộng cơ sở thuế, chống sói mòn thất thu thuế; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chủ trì đề xuất các giải pháp thống kê đối với hoạt động xuất nhập khẩu chưa được ghi chép trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát; giao Ban Chỉ đạo thành lập Tổ biên tập Đề án.
Các Bộ, ngành khác chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) trong triển khai Kế hoạch xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, bảo đảm tiến độ hoàn thành theo quy định.
Bảo Linh