WHO kêu gọi nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Zika

(NTD) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng tình trạng lây nhiễm Zika có vẻ như tiếp tục lan rộng. WHO cũng kêu gọi chính phủ nhiều nước châu Á hãy nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.

Đài BBC News đưa tin ngày 11/10, hàng trăm ca nhiễm virus đã được công bố ở Singapore, trong khi đó Thái Lan xác nhận hai ca sinh bị nhỏ đầu liên quan đến Zika. Loại virus lây truyền qua muỗi đã có mặt ở 70 quốc gia, trong đó ít nhất 19 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vốn khí hậu ẩm ướt rất phù hợp với sự sinh sôi loại muỗi chuyên gây bệnh chết người này.

Virus Zika lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đầu tiên phân lập vào năm 1947. Virus Zika có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, và virus Tây sông Nile. Virus Zika đã có mặt ở khu vực nhiệt đới của châu Á và châu Phi từ năm 1950.

Các trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Brazil, quốc gia này bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 1.500.000 trường hợp bị nhiễm Zika, chiếm 0,72% dân số.

Nhà chức trách các nước châu Á tiến hành phun thuốc diệt muỗi (Ảnh: AFP).

Giám đốc WHO Margaret Chan, nói trong cuộc gặp các chuyên gia vẫn đang tìm cách chống chọi với loại virus Zika thường niên cấp khu vực của WHO ở thủ đô Manila, Philippines:  "Không may, các nhà khoa học vẫn chưa trả lời được rất nhiều câu hỏi quan trọng, vì vậy, chính phủ các nước châu Á phải chủ động trong vần đề ngăn chặn loại muỗi gây và lan truyền virus Zika”.

Vius Zika lan truyền ở châu Á (Ảnh: Reuters).

Được biết, Zika gây ra tác động mờ nhạt nhưng nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai vì nó liên quan đến những ca dị tật thai nhi, gồm cả chứng nhỏ đầu. Virus nguy hiểm này đã hiện diện ở Châu Á trong hàng thập niên, nhưng cơn bùng phát trên diện rộng gần nhất bắt đầu từ Brazil, sau đó lan qua các nước Mỹ Latin. Việt Nam cũng đã có 5 ca nhiễm virus Zika.

                                                                          Kim Thoa (Theo BBC News, 10/2016)

Nên đọc