Vải thiều quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc

(NTD) – Có tới 90% vải thiều xuất sang thị trường Trung Quốc, việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường này khiến giá vải thiều không nắm được thế chủ động.

Dự báo, vải thiều sẽ được tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng 120.000 tấn (chủ yếu là quả tươi); xuất khẩu khoảng 40%, tương ứng 80.000 tấn (trong đó khoảng 85% là quả tươi, 15% là quả sấy khô và chế biến bóc cùi đông lạnh). 

Đối với xuất khẩu, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường truyền thống quan trọng, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng xuất khẩu. 

Thị trường xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

Ông Phan Viết Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, theo đánh giá của các huyện và các ngành chức năng trong tỉnh, năm 2015, thời tiết thuận lợi cho ra hoa và kết trái. Dự kiến với tổng diện tích khoảng 32.000 ha, sản lượng vải toàn tỉnh ước đạt trên 160.000 tấn quả tươi (thấp hơn so với năm 2014 khoảng 30.000 tấn). Dự kiến thời gian thu hoạch vải thiều: vải sớm từ 15/5 - 5/6 (tập trung chủ yếu ở Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn), vải chính vụ từ 1/6 đến 20/7.

Tìm nhiều nguồn tiêu thụ chứ không phụ thuộc xuất khẩu Trung Quốc

Ông Phan Viết Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, theo đánh giá của các huyện và các ngành chức năng trong tỉnh, năm 2015, thời tiết thuận lợi cho ra hoa và kết trái. Dự kiến với tổng diện tích khoảng 32.000 ha, sản lượng vải toàn tỉnh ước đạt trên 160.000 tấn quả tươi (thấp hơn so với năm 2014 khoảng 30.000 tấn). Dự kiến thời gian thu hoạch vải thiều: vải sớm từ 15/5 - 5/6 (tập trung chủ yếu ở Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn), vải chính vụ từ 1/6 đến 20/7.

Xuất khẩu vào thị trường mới, tăng giá trị cho vải thiều

Phần lớn các nhà chuyên môn đều cho rằng việc mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, đối với loại nông sản có tính thời vụ cao như vải thiều thì thị trường tiêu thụ nội địa đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trong bối cảnh chưa được sở hữu nhiều công nghệ cao bảo quản sau thu hoạch.

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho rằng, thị trường miền Nam vẫn đang còn khá lạ lẫm với vải thiều Bắc Giang, đây là tiềm năng to lớn cần khai thác triệt để. Đại diện các siêu thị lớn như Metro, Coop.Mark, Hapro, Big C khẳng định họ sẵn sàng đưa vải thiều Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VIETGAP vào hệ thống phân phối bán lẻ của mình.

Xuất thử nghiệm vào thị trường mới

60 ha vải thiều được quy hoạch sản xuất vải xuất khẩu theo tiêu chuẩn GlobalGAP nằm trải dài dọc ba thôn Kép 1, Ngọt và Phương Sơn (xã Hồng Giang). Trong đó, 10,7 ha đã được một Cty đứng ra ký cam kết thu mua 100% sản phẩm để xuất khẩu đi châu Âu.

Theo kế hoạch ban đầu, tỉnh Bắc Giang quy hoạch và cấp 6 mã vùng để SX vải thiều xuất khẩu đi Mỹ theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Sau khi cân đối, địa phương này đã cắt 1 mã SX để xuất khẩu châu Âu. Trước đó, Cty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Rồng Đỏ (TP.HCM) đã về làm việc với người dân. Đại diện Cty là ông Mai Xuân Thìn đã ký cam kết sẽ thu mua 100% vải thiều của 17 hộ dân ở hai thôn là Ngọt và Phương Sơn để xuất khẩu đi Anh.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống như Trung Quốc (chiếm khoảng 90% tổng sản lượng xuất khẩu toàn tỉnh), các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... một số nước châu Âu. Đặc biệt theo Kế hoạch số 3110/KH - UB ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh, năm 2015 Bắc Giang sẽ xuất thử nghiệm những lô vải thiều tươi đầu tiên vào thị trường khó tính như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đây sẽ là tiền đề quan trọng để vải thiều Bắc Giang mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị thương hiệu, giá trị kinh tế quả vải thiều, đồng thời tránh phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Nên đọc