Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng có khả năng đạt 41,1 ngàn tỷ nhân dân tệ trong năm nay, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, Wang Bin, Phó Tổng giám đốc bộ phận vận hành thị trường và xúc tiến tiêu dùng của Bộ cho biết.
Nhờ các mô hình kinh doanh mới nổi như thực phẩm tươi sống và thương mại điện tử, năm nay doanh số bán lẻ trực tuyến của quốc gia này lên tới 7,6 ngàn tỷ nhân dân tệ từ tháng 1 đến tháng 11, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Wang Bin nhận định, sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng được thúc đẩy bởi các kênh nhập khẩu đa dạng, lĩnh vực dịch vụ, chi phí sinh hoạt hàng ngày, nền kinh tế ban đêm và sức mua mạnh mẽ từ các khu vực miền Trung và miền Tây của Trung Quốc trong năm nay.
Nhờ các mô hình kinh doanh mới nổi như thực phẩm tươi sống và thương mại điện tử, năm nay doanh số bán lẻ trực tuyến của quốc gia này lên tới 7,6 ngàn tỷ nhân dân tệ |
Theo ông Wang Bin, do được tăng cường bởi sự hợp tác xuyên ngành, các công cụ kỹ thuật số và các mô hình kinh doanh liên quan đến thương mại điện tử, lĩnh vực tiêu dùng đang bùng nổ của Trung Quốc đã tạo ra một số lượng lớn việc làm và xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng tốt hơn ở các thành phố, quận và nông thôn cấp thấp của đất nước này.
Chẳng hạn, số lượng giao hàng tại Meituan-Dianping, một trong những nền tảng dịch vụ theo yêu cầu lớn nhất của quốc gia theo doanh thu bán hàng, đã tăng từ 2,7 triệu trong năm 2018 lên 4 triệu trong năm nay.
"Với việc số hóa là một trong những xu hướng kinh doanh của Trung Quốc, các lựa chọn giao hàng cũng được mở rộng. Ngoài thực phẩm và đồ uống, các đơn đặt hàng hoa, cây xanh, mỹ phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày đã tăng lên trong những năm gần đây", Hu Jianping, Phó Tổng giám đốc tại bộ phát triển hệ thống thị trường của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết.
Theo bà Hu Jianping, đáp ứng nhu cầu hàng ngày và nhu cầu lễ hội là xu hướng tiêu dùng mới trên khắp Trung Quốc. Tiềm năng tiêu thụ có thể được giải phóng hơn nữa bằng cách tăng thu nhập dân cư và cải thiện chất lượng sản phẩm để xây dựng một thị trường nội địa vững mạnh.
Mặc dù nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực kinh tế đi xuống, một sức mạnh chi tiêu nội địa mạnh mẽ với nhiều phương thức kinh doanh và dịch vụ mới nổi là chìa khóa để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn, Zong Chang Qing, Tổng Giám đốc bộ phận quản lý đầu tư nước ngoài tại Bộ Thương mại, cho biết.
Bước tiếp theo, Bộ sẽ đẩy nhanh việc nâng cấp các phố đi bộ ở các thành phố lớn của Trung Quốc, và tiếp tục giải phóng tiềm năng tiêu thụ ở các vùng nông thôn thông qua thương mại điện tử, nông nghiệp hiện đại, các dự án du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng.
Xian Guoyi, Tổng Giám đốc bộ thương mại dịch vụ của Bộ, cho biết ngoài việc xây dựng một môi trường tiêu dùng nội địa lành mạnh, Chính phủ sẽ nghiên cứu và lập một danh sách tiêu cực cho thương mại dịch vụ xuyên biên giới vào năm 2020.
Ông Xian Guoyi cho biết Trung Quốc sẽ mở rộng xuất khẩu dịch vụ, nuôi dưỡng các điểm tăng trưởng mới trong thương mại dịch vụ và tiếp tục mở rộng thị trường toàn cầu cho thương mại dịch vụ vào năm tới, cũng như nhập khẩu nhiều dịch vụ chất lượng hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Những động thái này nhắm đến tiêu dùng ngắn hạn và dài hạn, và tập trung vào việc ổn định các sản phẩm như xe chở khách và hàng hóa kỹ thuật số, đồng thời đào tạo các tài xế mới từ ngành dịch vụ và công nghệ 5G, Ma Yu, nhà nghiên cứu tại Học viện Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
Lê Phan