Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống những dân tộc Việt Núp giúp du khách hiểu rõ hơn các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam theo vùng, miền. Nhạc cụ truyền thống được thể hiện thông qua hình ảnh, tư liệu, nhạc cụ, qua màn hình trình chiếu, hay du khách sẽ được xem trực tiếp qua những tiết mục biểu diễn nhạc cụ của các nghệ sĩ, nghệ nhân. Triển lãm thu hút sự tham gia của nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật trên khắp đất nước như: Điện Biên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang… Qua đây, các tỉnh bạn cũng được dịp quảng bá, giới thiệu nét văn hóa truyền thống của dân tộc đến du khách tham dự sự kiện. Triển lãm diễn ra từ ngày 29/11 - 2/12/2018.
Điểm trưng bày các loại nhạc cụ truyền thống (Ảnh: baotintuc) |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo UBND tỉnh Gia Lai chủ trì, đồng thời phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018. Đây cũng là sự kiện giúp tỉnh Gia Lai quảng bá hình ảnh đến với bạn bè trong và ngoài nước, mở rộng nhiều mối quan hệ với những cơ hội đầu tư lớn nhằm thúc đẩy tiềm năng, thế mạnh nền kinh tế vì Gia Lai có vị trí chiến lược quan trọng khi là tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Capuchia.
Khu trưng bày, triển lãm nhạc cụ dân tộc truyền thống dân tộc của tỉnh Quảng Nam (Ảnh: baotintuc) |
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 diễn ra tại quảng trường Đoàn Kết, TP. Pleiku với nhiều hoạt động: Hội chợ Thương mại Công, Nông nghiệp Gia Lai, cà phê đường phố, ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương. Sự kiện có sự tham dự của Đại biểu Trung ương; Lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện UNESCO tại Việt Nam, UBND 5 tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh bạn giáp biên giới Việt Nam – Campuchia, cùng hàng chục nghìn người dân trên cả nước đến tham quan, trải nghiệm.
Lê Lê