Trị bệnh cho cây quýt

(NTD) - Quýt thuộc họ cây có múi, cùng với bưởi, cam, chanh... đã được trồng ở nước ta từ lâu và thông thường giống nào trồng ở đâu phổ biến thì đã quen với thổ nhưỡng và khí hậu ở đó. Vì quýt thuộc họ cây có múi nên những loại sâu bệnh phá hoại cây quýt thì cũng có thể phá hoại trên cam, bưởi, chanh... Do đó, cách phòng tránh sâu bệnh trên cây này thì cũng có thể áp dụng cho cây khác.

Doanh nhân Lê Quốc Phong.

Quýt có bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu, nhưng không chịu được úng thủy lâu ngày, đất trồng quýt một vài vụ thì quần thể tuyến trùng và nấm bệnh phát sinh rất nhanh. Nếu bị úng thủy, rễ thiếu oxy, dần dần sẽ bị hoại, nhân cơ hội này thì các loại tuyến trùng và nấm sẽ xâm nhập, kết quả biểu hiện ra bên ngoài là bộ lá bị vàng, rụng dần, cây không cung cấp đủ thức ăn, quang hợp cũng bị kém, cây yếu dần rồi suy kiệt, hoặc cho năng suất thấp hoặc cây bị chết. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa.

Để tránh bệnh này cho quýt và cho cây có múi nói chung bà con cần lưu ý ngoài việc áp dụng các biện pháp tổng hợp bao gồm chọn giống tốt, luống hay ụ trồng phải thật cao, trồng đúng mật độ, không quá dày, bón phân đầy đủ và cân đối thì sau mỗi vụ bà con cần xử lý đất quanh gốc, bón thêm vôi, phân hữu cơ hoai mục, kết hợp trộn thêm nấm trichoderma. Bà con có thể trộn vào phân hữu cơ theo nồng độ 1 lit/ 1 tấn phân, hoặc pha loãng 50-100 ml/25-20 lít tưới trực tiếp quanh gốc. Bà con cũng có thể dùng thuốc trừ nấm pha đặc hơn phun lên lá và tưới vào gốc. Bên cạnh đó bà con sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho cây có múi, các loại phân NPK có bổ sung axit humic đậm đặc hay còn gọi là hữu cơ thế hệ mới để tăng sự hấp thụ và làm cho đất ngày càng màu mỡ. Nếu bón phânđơn bà con lưu ý bón thêm sun-phát kali và các chất trung - vi lượng.

Bà con trồng quýt sẽ thành công hơn nếu chú ý nhu cầu sinh lý của cây và xử lý nguồn bệnh trong đất.

Lê Quốc Phong

 
Nên đọc