Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện 3 khâu rất tốt với 20 trung tâm ghép tạng gồm cả tại bệnh viện tỉnh, huyện đều có thể chăm sóc người sau ghép tốt. Tuy nhiên, khâu người hiến tặng mô, tạng đang là vấn đề lớn của ngành ghép tạng, bởi nhiều người vẫn không bỏ qua được suy nghĩ phải chôn nguyên vẹn.
Qua 6 năm thành lập và phát triển, trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia đã vận động và thu hút hơn 30.000 người đăng ký hiến tặng mô tạng. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, đã có 10.000 người tham gia.
Ảnh: TTXVN |
Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn: “Người Việt Nam rất nhân văn, có thể cho sống dù không cùng huyết thống. Những năm qua, có nhiều gia đình đã quyết định hiến tặng mô tạng của con mình, chồng mình khi không may người thân của họ bị chết não. Tôi vô cùng cảm động và xin được tri ân với gia đình những người hiến tặng mô, tạng để cứu những người bệnh mà chúng tôi không thể cứu”
Tại buổi lễ, chương trình đã dành thời gian tri ân những người đã hiến tặng mô tạng để cứu những bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch. Đó là gia đình anh Nguyễn Xuân Hải; mẹ của bé Hải An; đại diện gia đình cụ Lê Xuân Cựu và thiếu tá Lê Hải Ninh; 2 mẹ con chị Lê Thị Thảo và con gái Bùi Thị Hòa; đại diện gia đình sư thầy Nguyễn Văn Hùng và thầy Thích Đạo Cảnh; đại diện gia đình anh Võ Văn Soái; Nguyễn Văn Chính, Phạm Tuấn Anh; cô Nguyễn Thị Luật; anh Nguyễn Hồng Dương…
Cũng theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, để thực hiện thành công ca ghép tạng cần có 4 yếu tố: Chuẩn người cho, chuẩn bị người nhận, chuẩn bị nhân lực kỹ thuật, theo dõi và chăm sóc sau ghép.
Thu Thủy (t/h)