Trải nghiệm du lịch vườn vải Thanh Hà

(CL&CS) - Xây dựng thương hiệu vải thiều để xuất khẩu nâng giá trị kinh tế, trong tuần qua, Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, đã trực tiếp dẫn đoàn đại sứ các nước trong chuyến đi trải nghiệm vườn vải tại huyện Thanh Hà.

Theo người dân tại xã Thanh Sơn huyện Thanh Hà cho biết: từ gần 5 giờ sáng, khi trời còn đang mờ sáng, bà con đã ra vườn vải thu hoạch, so với những lái buôn về thu mua của bà con có lẽ là còn dạy muộn hơn họ. Những lái buôn đã tới từ rất sớm để mang vải đi tiêu thụ mọi miền đất nước.

Người dân xã Thanh Sơn đã dạy từ rất sớm thu hoạch vải để kịp giờ vận chuyển của thương lái.

Tại xã Thanh Sơn, Hợp tác xã do gia đình ông Nguyễn Văn Giang (xã Thanh Sơn) làm quản lý với tổng diện tích hơn 40ha/ 135 hộ được trồng theo hướng VietGap, GlobalGap, mỗi năm trung bình toàn hợp tác xã cũng thu về được nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, để được năng suất, chất lượng cùng với giá thành như vậy, công chăm sóc rất vất vả từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch.

Được biết, huyện Thanh Hà được bao quanh bởi các con sông có lưu lượng phù sa lớn như sông Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc). Ngoài các con sông lớn bao quanh, trong địa phận Thanh Hà còn có sông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Úc, tách khu vực các xã Vĩnh Lập, Thanh Cường, Thanh Quang, Thanh Hồng (4 xã Hà Đông) như một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn.

Cây vải đã mang lại giá trị hàng nhiều tỷ đồng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nơi đây.

Trong đó có 4 xã khu Hà Đông trũng hơn, có nhiều đầm, hồ, ruộng bãi rất thấp, lại gần hạ lưu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng ngày, do đó đã tạo thành một vùng sinh thái nước lợ đặc biệt phong phú. Bởi vậy, giống vải được trồng trên đất Hà Đông bao giờ cũng cho ưu thế vượt trội hơn hẳn so với cùng một giống cây nhưng trồng trên một địa phương khác.

Một trong những chuyến vải muộn nhất trong ngày tại điểm đê xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà.

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu vải Thiều Thanh Hà, điều khác biệt năm 2022, Sở Văn hóa thể thao và du lich tỉnh Hải Dương đã phối hợp với UBND huyện Thanh Hà, đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch thông qua hoạt động thăm quan các khu vườn vải, trải nghiệm chèo thuyền, hái vải nhằm mục đích lan tỏa thương hiệu vải thiều.

Cuối tuần du khách tham quan vườn vải tổ tại ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà.

Tình hình dịch bệnh COVID – 19 đã được kiểm soát một cách tương đối ổn định, việc phát triển kinh tế - xã hội phục hồi sản xuất đang được chú trọng. Theo thống kê của huyện Thanh Hà lượng khách tìm về thăm quan cây vải, trải nghiệm rất đông, ước tính hàng trăm nghìn khách, có những ngày cao điểm lên đến 4000 khách một ngày.

Cuối tuần, là lúc các em học sinh đi trải nghiệm du lịch. - ảnh chụp cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm.

Theo tìm hiểu trải qua gần 200 năm, cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà không chỉ mang lại giá trị về kinh tế cho người dân, mà còn mang giá trị văn hóa, lịch sử đối với người dân nơi đây.

Người dân tại thôn luôn ý thức tốt bảo vệ môi trường xung quanh cây vải tổ.

Mỗi dịp cuối tuần, nhiều đoàn du khách đã tìm về đây tìm hiểu tại vùng vải Thanh Hà này.

Tuần vừa qua, Chương trình tổ chức đoàn đại sứ nước ngoài Việt Nam đến thăm, trải nghiệm vườn vải thiều Thanh Hà diễn ra ngày 17/6, do Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho hay Hải Dương đặc biệt coi trọng và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống với những đặc sản mang thương hiệu, đặc trưng riêng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, đoàn đại sứ nước ngoài cùng các phu nhân, phu quân thăm quan thăm cây vải tổ. Ảnh Cổng thông tin tỉnh Hải Dương.

Trong chương trình trải nghiệm này, đại sứ các nước, nhiều vị khách nước ngoài đã đến thăm một số vườn trồng vải xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới, tốt đẹp hơn cho mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa tỉnh với các địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế.

TIN LIÊN QUAN