*Thời sự:
-Ngày 7/6/2019, Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khóa 2020-2021 và vào đêm 4/11 tại Bangkok, Việt Nam được giao chức Chủ tịch ASEAN năm 2020.
-Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết luận tội Tổng thống Donald Trump chờ Thượng viện mở các phiên xử trong đầu năm 2020, mặc dù thế, đa số cử tri Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ ông, tuyên bố bỏ phiếu cho ông trong kỳ bầu cử ngày 3/11/2020 (Ảnh: Getty Images).
-Nga đưa thêm quân vào Syria sau khi Mỹ rút gần toàn bộ quân khỏi các cứ điểm trọng yếu. Sẽ có một giải pháp hòa bình cho Syria trong năm 2020?
-Đảo chính thành công ở Bolivia, Tổng thống Evo Morales xin tị nạn chính trị tại Mexico. Bà Jeanine Anez lên làm Tổng thống lâm thời, sẽ phải tổ chức bầu tân Tổng thống trong vòng 90 ngày.
-Ngày 2/8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga
-Ngày 22/11, tại trụ sở của LHQ ở New York, 15 nước Ủy viên HĐBA LHQ đã ra tuyên bố tái khẳng định ủng hộ Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học.
-Ngày 22/10, lúc 13h (giờ Tokyo), Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, làm lễ đăng quang tại Cung điện Hoàng gia trước sự chứng kiến của 2.000 quan khách từ hơn 190 nước và tổ chức trên thế giới.
-Ngày 18/11, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố, Washington không còn coi các khu định cư của Israel ở Bờ Tây là vi phạm luật pháp quốc tế.
-Hôm 4/5,Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã đăng quang. Vua Vajiralongkorn được thừa kế ngai vàng vào năm 2018 khi vua cha Bhumibol Adulyadej qua đời.
-Đến cuối năm, thêm các thảm kịch nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu bằng đường biển. Thảm kịch này vẫn tiếp tục gây nhức nhối trong năm 2020.
*Kinh tế:
-Giai đoạn 2021-2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% là nhận định được đưa ra bởi Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia tại hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ở Hà Nội.
-Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 45 diễn ra từ ngày 24-26/8 tại thành phố biển Biarritz, miền Tây-Nam nước Pháp bàn kỹ về thặng dư mậu dịch và toàn cầu hóa (Ảnh: AFP).
-Hội nghị Thượng đỉnh APEC đáng ra được tổ chức tại Chile trong hai ngày 16 và 17/11 nhưng nước này đã tuyên hủy vì biểu tình căng thẳng.
-Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ngày 28-29/6 tại Nhật Bản. Chủ đề bàn luận sôi nổi là các nước G7 sẽ giúp G20 phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới.
-Hơn 17 tháng bùng nổ thương chiến Mỹ - Trung, hai bên trả đũa qua lại việc tăng mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu của nhau, đến nay căng thẳng vẫn chưa giảm, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
-Vì bị cáo buộc chiếm dụng nhiều nguyên mẫu trong lĩnh vực khoa học công nghệ nên Hoa Kỳ trừng phạt tập đoàn viễn thông Huawei bằng cách cấm những công ty Mỹ giao dịch làm ăn với Huawei.
-Nền kinh tế Hong Kong (Trung Quốc) suy thoái vì những cuộc biểu tình kéo dài gần 3 tháng
-Việt Nam dự Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 22 chính thức khai mạc tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) sáng 25/11 với sự tham dự của hơn 500 đại biểu gồm những nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu thuộc 10 nước ASEAN.
-Ngày 22/11, thương hiệu thời trang nổi tiếng Loewe đã phải đưa ra lời xin lỗi chính thức sau khi một thiết kế mới của hãng này bị chỉ trích vì giống quần áo tù nhân trong trại tập trung của Đức Quốc xã thời Thế chiến II.
-Sáng 26/11, tại Busan (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tham dự phiên họp thứ nhất của Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ASEAN - Hàn Quốc.
*Điện ảnh:
+10 bộ phim hay nhất:
-Spider-Man: Far From Homelà phần phim mới nhất trong loạt phim về Người nhện được người hâm mộ trên toàn thế giới ngóng chờ. Đa số các bài đánh giá đều khen bộ phim đã làm rất tốt trong việc tạo nên hình ảnh người nhện vui nhộn, trẻ trung (Ảnh: Reuters).
-Hotel Mumbai là bộ phim tái hiện lại từ vụ khủng bố xảy ra tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) cách đây 11 năm trước do những phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra. Phim đã mang đến những góc nhìn đa chiều và khách quan nhất về vụ khủng bố nổi tiếng này.
-Đội chống tham nhũng là bộ phim mang những góc khuất chân thực phía sau cánh cửa quyền lực của những kẻ đại diện cho pháp luật, kể về cuộc hành trình phá án gian khổ của những người bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.
-Tam sinh tam thế thập lý đào hoa khi vừa ra mắt ngay lập tức trở thành chủ đề cuốn hút được bàn luận trên mạng xã hội. Ra mắt với nội dung độc đáo, hấp dẫn cùng dàn diễn viên đình đám, phim đã thu hút một lượng lớn người xem.
-Sát thủ John Wick 3 John Wick bị cuốn vào cuộc săn đuổi bởi một Hợp đồng Mở với lý do đã phá luật chơi: giết người ngay trong lãnh địa của Continental Hotel. Cả phần phim là cuộc trốn chạy đẫm máu của John.
-Chúa tể Godzilla: Đế vương bất tử là phần tiếp theo lấy bối cảnh 5 năm sau thảm họa trong thành phố San Francisco khi Godzilla và những quái vật khổng lồ trong lòng đất thức giấc khiến hàng triệu người mất mạng.
-Diên Hi Công Lược là bộ phim cung đấu từng không được kỳ vọng quá nhiều và cũng từng bị đài truyền hình phủ nhận, tuy nhiên ngay từ những ngày đầu phát sóng, phim đã vụt sáng trở thành bộ phim cung đấu hót nhất Hè.
-Biệt đội siêu anh hùng 4: Hồi kết Endgame là câu chuyện tiếp nối mạch truyện cao trào của Infinity War khi đặt những người sống sót của cả vũ trụ vào trận chiến giành lại những thứ đã mất từ tay Thanos.
-Kế hoạch đào tẩu 3: Giải cứu Sylvester Stallon và Dave Bautistacùng thủ vai chính. Ray cùng các cộng sự của mình tìm cách đột nhập vào nhà tù có biệt danh Trạm Quỷ để giải cứu tiểu thư của một tập đoàn tài phiệt với những màn đấu súng, đấu võ cận chiến cực kỳ ấn tượng.
-Captain Marvel lấy bối cảnh thập niên 1990, kể về Carol Danvers trên con đường khám phá bản thân và sức mạnh siêu anh hùng. Trong phim cũng đề cập đến trận chiến giữa tộc Kree và tộc Skrull có thể gây ảnh hưởng đến Trái đất.
+10 bộ phim dở nhất:
-Independence Day: Resurgence (2016) - Roland Emmerich: Phần hậu truyện của Independence Day (1996) bị cả báo chí lẫn khán giả chê trách, và đón nhận kết quả tồi tại phòng vé, khiến người hâm mộ rất thất vọng (Ảnh: Getty Images).
-Fear and Desire (1953) - Stanley Kubrick: Tác phẩm đầu tay của đạo diễn Stanley Kubrick sau này vẫn được báo chí ngợi khen, nhưng bản thân nhà làm phim lại gọi đây là “một bài tập làm phim nghiệp dư, vụng về”.
-Transformers: Revenge of the Fallen (2009) - Michael Bay: Loạt phim Transformers từng thu về hàng tỉ USD, nhưng kèm theo đó là nhiều chỉ trích từ báo chí. Fans cho rằng phim nhạt nhẽo, lộn xộn.
-Accidental Love (2015) - David O. Russell: Kể từ lúc bấm máy hồi 2008, Accidental Love phải mất 7 năm mới có thể ra rạp. Đã có quá nhiều tranh cãi, bất đồng nảy sinh trong quá trình quay.
-Alien 3 (1992) - Fincher: Phim điện ảnh đầu tay của ông không được chính ông thừa nhận. Trong một lần trả lời tạp chí The Guardian, Fincher nói: “Không có ai ghét Alien 3 hơn tôi đâu”.
-Woman Wanted (1999) - Sutherland: Sau khi phim ra mắt, cả Sutherland lẫn các ngôi sao như Holly Hunter, Michael Moriarty đều chối bỏ nó. Tác phẩm cứ thế dần trôi vào quên lãng.
-Batman & Robin (1997) - Joel Schumacher: Ngay cả Schumacher cũng nhìn ra vấn đề của tác phẩm thường bị coi là “vết đen”. Năm 2010, tạp chí Empire bình chọn đây là bộ phim dở nhất mọi thời đại.
-The Underneath (1995) - Steven Soderbergh: Ông là nhà làm phim để lại nhiều dấu ấn cho khán giả trong khoảng hơn 20 năm qua nhưng phim này bị đông đảo khán giả chối bỏ.
-Dune (1984) - David Lynch: Phim gây ra nhiều tranh cãi sau khi ra mắt, còn bản thân Lynch thì phát biểu vào năm 1992 rằng: “Có lẽ tôi không nên thực hiện bộ phim”.
-Fantastic Four (2015) - Josh Trank: Phim là một mớ hỗn độn, bị số đông chỉ trích, nhưng Trank lên tiếng đổ thừa: bản phim chiếu rạp đã bị Fox can thiệp quá sâu, đến nỗi nó không còn là tác phẩm của ông nữa, dở tệ là phải.
*Âm nhạc: 10 album hay nhất:
-The Greatest Showman: 3,5 triệu bản (Ảnh: AFP)
-Love Yourself: Answer: 2,7 triệu bản
-Love Yourself - Tear: 2,3 triệu bản
-A Star Is Born: 1,9 triệu bản
-Mon Pay's C'est L'amour: 1,7 triệu bản
-+ (Ed Sheeran): 1,3 triệu bản
-Bohemian Rhapsody: 1,2 triệu bản
-Beautiful Trauma: 1.2 triệu bản
-Kamikaze: 1 triệu bản
-Mamma Mia! Here We Go Again (OST): 900.000 bản
*Văn học: Sách hư cấu hay nhất trong 10 thập niên do Time bình chọn:
-Ký ức đen - Jennifer Egan (2010), lấy âm nhạc - giải trí là chủ đề xuyên suốt tác phẩm Ký ức đen, sách vinh dự nhận được giải thưởng Pulitzer ở hạng mục sách hư cấu năm 2011 và đứng thứ 24 trong số các cuốn sách hay nhất kể từ năm 2000 do tờ The Guardian bình chọn (Ảnh: Time).
-The Nickel Boys - Colson Whitehead (2019) là tác phẩm mới nhất của nhà văn đoạt giải Pulitzer 2016 Colson Whitehead lấy phiên bản hư cấu dựa trên trường nam sinh Dozier, hay học viện Nickel của bang Florida (Mỹ). Sách đã nhanh chóng lọt vào top sách bán chạy của New York Times và được đề cử giải thưởng Sách quốc gia Mỹ năm 2019.
-Cô gái mất tích - Gillian Flynn (2012) có tựa đề gốc: Gone Girl, là tiểu thuyết nổi bật nhất về đề tài hôn nhân gia đình, xoay quanh sự mất tích bí ẩn của Amy - một nữ nhà văn xinh đẹp và mọi nghi ngờ được đổ dồn hết về người chồng Nick khi cảnh sát và báo chí tin rằng chính Nick đã sát hại vợ mình. Phim nhận được nhiều đề cử quan trọng của Oscar, Quả cầu vàng, giải BAFTA và Critics' Choice Award.
-Chuỗi đời bất tận - Kate Atkinson (2013), là một sự thử nghiệm về gia đình, lịch sử và sức mạnh của thể loại tiểu thuyết văn học Anh bằng cách kể lại câu chuyện cuộc đời của một người phụ nữ sinh năm 1910. Nhân vật chính, Ursula Todd, bằng nhiều cuộc đời khác nhau, nhìn thấy bản thân mình chết đi sống lại qua mỗi biến cố trong đời, như bị ngạt thở, chết đuối, bệnh tật, bạo hành...
-Ngày mười tháng mười hai - George Saunders (2013) là tuyển tập gồm 10 truyện ngắn xoay quanh cuộc đời của nhiều tuyến nhân vật kỳ lạ như một cô gái bị bắt cóc 3 ngày trước ngày sinh nhật, người đàn ông trang trí cột, một tù nhân, một chủ cửa hàng đồ cổ... Tác phẩm đã chiến thắng giải The Story Prize và Folio Prize trong hai năm liên tiếp 2013, 2014. Tờ The New York Times cũng chọn tác phẩm này trong Top 10 cuốn sách hay nhất năm 2013.
-The Sellout - Paul Beatty (2015) là một tác phẩm châm biếm của Paul Beatty về nạn phân biệt chủng tộc và những gì mà vấn đề này đã làm với người Mỹ da đen. Lấy bối cảnh tại Los Angeles, The Sellout là lời kể của một người trồng cần sa và dưa hấu đề cập đến hiến pháp Mỹ, đời sống đô thị... Năm 2016, cuốn sách chiến thắng giải Man Booker.
-Sing, Unburied Sing - Jesmyn Ward (2016) là cuốn tiểu thuyết thứ ba của Jesmyn Ward, kể về cuộc sống không yên ả của một gia đình bên bờ sông Mississippi. Tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương giữa con người với con người. Sách được trao giải thưởng Sách quốc gia Mỹ năm 2017 ở hạng mục tiểu thuyết.
-Những đốm lửa lưu lạc - Celeste Ng (2017), tiểu thuyết thứ hai của nữ nhà văn người Mỹ gốc Hoa Celeste Ng sau thành công vang dội của Bao điều chưa nói. Sách mở đầu bằng một vụ hỏa hoạn và lần ngược lại quá khứ về một cuộc chạy trốn của hai mẹ con Mia Warren và Pear khắp vùng ngoại ô nước Mỹ. Sách đã lọt top sách bán chạy của New York Times và chiến thắng giải thưởng Sách hư cấu do cộng đồng Goodreads bình chọn.
My Brilliant Friend - Elena Ferrante (2011) kể về quá trình trưởng thành của đôi bạn Elena và Lila trên đường phố Naples đầy sóng gió của Italy. Ngay cả khi họ đã trưởng thành, dù gặp nhiều những ngã rẽ thay đổi, tình bạn giữa Elena và Lila vẫn gắn bó.
-Americanah - Chimamanda Ngozi Adichie (2013) kể lại câu chuyện của một người phụ nữ trẻ từ Nigeria tên Ifemelu nhập cư đến Mỹ để học đại học. Cuốn sách ghi lại cuộc sống của Ifemelu ở cả hai đất nước. Năm 2013, Americanah được bình chọn trong top 10 cuốn sách hay nhất năm của New York Times và thắng trong chương trình "One Book, One New York" năm 2017.
*Khoa học & Công nghệ:
-Robot Curiosity của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một lượng khoáng vật đất sét lớn nhất tại Hỏa tinh (Ảnh: AFP).
-Các nhà khảo cổ Pháp vừa khai quật một hóa thạch xương đùi khủng long khổng lồ dài hai mét tại một ngôi làng trồng nho ở miền Tây Nam vẫn còn ở trong tình trạng tốt.
-Những mẫu huy chương dành cho người thắng cuộc tại Thế vận hội thể thao mùa Hè (Olympic) Tokyo 2020 vừa được công bố ngày 24/7, nguyên liệu chế tạo lấy từ các loại rác điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay cũ...
-Vào lúc 13h30 ngày 25/6/2019, tên lửa đẩy Falcon Heavy mang theo 24 vệ tinh rời bệ phóng tại mũi Canaveral, bang Florida đưa tro cốt của những người chết để táng trên vệ tinh đang bay trong không gian, giá khoảng 5 triệu USD/kg.
-Ngày 31/5, các khoa học gia Nga đã thành công trong việc đưa Yamal-601 (vệ tinh liên lạc mạnh nhất của Nga ) vào quỹ đạo nhằm phục vụ chương trình mục tiêu liên bang về mở rộng truyền phát truyền hình và phát thanh.
-Cơ quan Nghiên cứu phát triển vũ trụ Nhật Bản cho biết tàu thám hiểm Hayabusa 2 của họ đã đáp xuống gần miệng hố nhân tạo trên bề mặt tiểu hành tinh Ryugu cách Trái Đất 250 triệu km vào sáng 11/7 để thực hiện nhiệm vụ thu thập mẫu đá bên trong lòng Ryugu đã bắn ra bên ngoài trong quá trình tạo ra hố nhân tạo.
-Những nhà thiên văn học quốc tế do Rafael Luque (Viện Thiên văn học Tây Ban Nha) làm trưởng nhóm, đã phát hiện một hệ Mặt Trời mới tên GJ 357 với 3 hành tinh, trong đó một hành tinh có những điều kiện mà con người có thể sinh sống được.
-Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm khoa học gia Mỹ đã phát triển một thiết bị cảm biến da có thể giúp người đeo theo dõi tốc độ đổ mồ hôi, chất điện giải và chất chuyển hóa trong mồ hôi, phát hiện những dấu hiệu bất thường ngay trong lượng mồ hôi tiết ra.
-Công nghệ AirWave với thao tác xác thực và vô cùng đơn giản, phục vụ nhận diện bằng mạch máu, tiện lợi và khoa học hơn nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo (AI), vốn đã được các hãng công nghệ sử dụng.
-Công ty ZMP Inc (trụ sở tại Tokyo) Nhật Bản đã cho ra đời một loại robot tự hành mới tên CarriRo Deli có nhiệm vụ giao hàng đến tận nhà cho khách hàng. Cao 109 cm, dài 96 cm, rộng 66 cm, CarriRo Deli chạy bằng pin và dùng cảm biến để di chuyển xung quanh nhờ một bản đồ tham chiếu.
*Scandal:
-Nhật Bản chính thức khởi tố cựu Chủ tịch Ghosn và Nissan vì đã báo cáo thu nhập thấp hơn so với thực tế trong giai đoạn 5 năm tài khóa, được tại ngoại từ hôm 14/11. Nếu bị kết tội, ông Ghosn sẽ đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù (Ảnh: Reuters).
-Hồi giữa tháng 2, trên Twitter, luật sư Michael Avenatti tuyên bố ông sở hữu cuộn băng sex kéo dài 45 phút của nam ca sĩ R. Kelly chứng tỏ anh ta đã tấn công tình dục nhiều lần một cô gái vị thành niên.
-Lưu Vĩnh Bưu, 53 tuổi, quê huyện Nam Lăng, tỉnh An Huy, hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc bị bắt tại nhà riêng hôm 11/8 vì liên quan đến vụ án giết người cướp của 22 năm trước.
-Năm nay, vụ kiện nhắm vào "ông trùm Hollywood" Harvey Weinstein vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Ông đã bị hàng chục minh tinh, người mẫu nổi tiếng tố cáo có hành vi xâm phạm tình dục.
-Tòa án Bắc Kinh ra lệnh phong tỏa tài sản của tỷ phú Vương Tư Thông (con trai của tỉ phú Vương Kiện Lâm). Ngày 21/11, Vương Tư Thông, một trong những tỉ phú giàu nhất Trung Quốc, bị niêm phong toàn bộ tài sản.
-Ngày 14/6, Mariah Carey - diva gạo cội bị tờ Daily Mail khui loạt ảnh ăn chơi thác loạn, âu yếm người tình kém tuổi nam vũ công Bryan Tanaka vào năm 2016, trong khi lúc đó cô sắp cưới tỷ phú sòng bài James Packer.
-2019 cũng là một năm đại hạn với Katy Perry khi cô liên tiếp dính vào kiện tụng bản quyền nhạc và ồn ào quấy rối tình dục.
-Vào đầu tháng 5, Kaoru Hasegawa, 56 tuổi đã bị bắt sau khi đặt 2 con dao tại bàn học của tiểu hoàng tử Hisahito, 12 tuổi - cháu nội của Thượng hoàng Akihito. Ông cho biết muốn dùng dao để đâm chết người kế vị cuối cùng của hoàng gia Nhật vì ông bất đồng quan điểm.
-Nữ MC kiêm nhà sản xuất chương trình truyền hình Tina Kandelaki tố bị giọng ca Dark Horse quấy rối tình dục. Kandelaki kể: "Cô ta giả vờ say, sau đó tiến đến gần và cưỡng hôn tôi".
-FBI bắt khoa học gia Trung Quốc Hongjin Tan vì ăn cắp công nghệ 1 tỉ USD. Ngày 12/11, Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận ông Tan đã nhận tội tại một tòa án liên bang ở Oklahoma, bị FBI bắt giữ khi đang chuẩn bị về nước (Ảnh: Reuters).
Lê Miên Tường
(Theo BBC News, CNN, AFP, Reuters)