Tín dụng đen: Có thuyên giảm nhưng thủ đoạn tinh vi phức tạp!

(CL&CS) - Sau hơn 2 năm triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật (VPPL) liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” (TDĐ), tình trạng TDĐ được nhận định đã có phần thuyên giảm, được kiềm chế hơn so với trước đây, tuy nhiên thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp…

Nhận diện thủ đoạn

Sáng 2/12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), Cục Cảnh sát Hình sự (CSHS) (Bộ Công an) và Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tổ chức Hội thảo: "Nhận diện TDĐ dưới góc nhìn pháp luật và các giải pháp phát triển tín dụng khu vực nông thôn". Đây là lần đầu tiên vấn đề này được đặt ra tại một Hội thảo của ngành ngân hàng dưới góc nhìn pháp luật và tập trung vào các giải pháp phát triển tín dụng khu vực nông thôn.

Tại Hội thảo, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cúc CSHS (Bộ Công an) đánh giá, sau hơn 2 năm quyết liệt thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg, tình hình tội phạm và VPPL có liên quan đến hoạt động TDĐ đã có nwhxng chuyển biến tích cực, tình trạng treo biến, dám tờ rơi, quảng cáo giảm mạnh . Tuy nhiên tình hình tội phạm và VPPL liên quan đến hoạt động TDĐ vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội,…, mời chào, dự dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ , người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên… vay tiền.

Để đối phó với các cơ quan chức năng, các đối tượng chuyển hướng thành lập các DN núp bóng cho vay trực tuyến, cho bay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm tren mạng xã hội (zalo, facebook) đẻ len lỏi, tiếp cận, mời chào số lwongj lớn người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng…, nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật (thực chất là lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật); Lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống, ép người đi vay thực hiện khống các hành vi VPPL nhằm gây nất lợi về pháp lý cho người vay…

Một số DN kinh doanh dịch vụ cầm đồ thành lập nhiều cơ sở, cả hàng tại nhiều địa phương khác nhau, vừa hoạt động cho vay cầm cố tài sản tại cửa hàng, vừa hoạt động trên không gian mạng nhưng thu thêm nhiều khoản phí, quy định tiền phạt lớn nhằm lách quy định về lãi suất, có dấu hiệu cho vay nặng lãi…

Đặc biệt, từ 1/1/2021, ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đã bị cấm hoạt động, tuy nhiên, một số công ty hoạt động núp bóng dưới danh nghĩa các công ty bảo vệ, tư vấn luật, mua bán nợ, ủy quyền đòi nợ, sử dụng nhân viên của các công ty đòi nợ nợ trước đây để liên kết với các DN, cơ sở cho vay hoặc cho đối tác thuê nhân viên để đòi nợ…

Số liệu công bố tại Hội thảo cho thấy, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg, lực lượng công an đã phát hiện 1047 vụ với 1718 đối tượng có hành vi VPPL liên quan đến TDĐ; đã khởi tố 554 vụ với 990 đối tượng, gồm các tội danh liên quan đến giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.  Riêng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đã phát hiện 539 vụ và 884 đối tượng, chiếm trên 51% tổng số các vụ việc được phát hiện.

“Mới tuần vừa qua, Cục CSHS, Bộ Công an triệt phá nhóm đối tượng gốc Hải Phòng hoạt động ở TP. Hồ Chí Minh, lãi suất 1700%/ năm. Trong đó  một bị hại vay của nhóm đối tượng này 16,2 tỷ đồng, đã trả trên 20 tỷ, đến nay còn nợ hơn 11 tỷ đồng nữa…”- Thiếu tướng Trần Ngọc Hà thông tin thêm.

Theo TS Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trật tự xx hội (Viện kiểm sát nhân dân tối cao) khó khăn nhất hiện nay các đối tượng cho vay nặng lãi chuyển sang ứng dụng công nghệ cao, cho vay qua website, vay tiền qua ứng dụng, chúng sử dụng các thuê bao, tài khoản không chính chủ…, nên rất khó quản lý, khó phát hiện,  đã làm cản trở công tác đấu tranh với TDĐ,

Đặc biệt, hành vi TDĐ có tính chất “bóc lột” rất khó phát hiện, chỉ khi nó đã xuất hiện những hành vi VPPL hình sự khác như bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thwng tích, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, hoặc tố giác của công cân thì vụ việc mới được phát hiện…

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng

Theo Tổng thư ký VNBA, ông Nguyễn Quốc Hùng, để góp phần đầy lùi TDD, thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính, ngành ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để các TCTD, Công ty tài chính, các Quỹ tín dụng và Tổ chức tài chính vi mô mở rộng mạng lưới, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tại các TCTD, các Công ty tài chính được NHNN cấp phép.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, phải thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất, người lao động mất việc làm, đứt gãy chuỗi cung ứng... , NHNN đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất thấp hơn; giảm lãi suất điều hành, giảm phí…)

Đến 19/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 9,52% so với cuối năm 2020. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tốt, dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT đạt trên 2,5 triệu tỷ đồng với hơn 14 triệu khách hàng, chiếm trên 25,11% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 10,21% so với cuối năm 2020 và tăng 34,5% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg (trong đó dư nợ cho vay trên địa bàn nông thôn đạt 1,92 triệu tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng dư nợ NNNT).

Cùng với các TCTD, các Công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, đến 30/10/2021 đạt dư nợ gần 180.000 tỷ tăng 5,4% so 2020, hệ thống Quĩ tín dụng 131.000 tỷ tăng 4,5% so 2020, trong đó ngân hàng HTX là 20.630 tỷ tăng 8,84% và Ngân hàng chính sách xã hội 244.000 tỷ tăng 7, 51%, trong đó dư nợ các chương trình phục vụ nhu cầu sản suất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm chiếm 73,6%, dư nợ phục vụ đời sống sinh hoạt chiếm tỷ lệ 26,4%.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân, các TCTD đã:  Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với giá trị nợ lũy kế từ 23/1/2020 khoảng 600.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ gần 3,81 triệu tỷ đồng; lũy kế từ 23/01/2020, tổng số tiền lãi TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 32.600 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng.

Riêng NHCSXH, đã thực hiện gia hạn nợ với dư nợ 6.305 tỷ đồng, cho vay mới đối với khách hàng với số tiền 135.198 tỷ đồng, đồng thời giảm phí cho khách hàng đến nay gần 2.000 tỷ đồng.

“Sau hơn 2 năm tích cực triển khai với sự chung tay của cả hệ thống chính trị - xã hội, NHNN, các TCTD đã vào cuộc quyết liệt, có thể thấy tình trạng TDĐ đã có phần thuyên giảm, được kiềm chế hơn so với trước đây…”- Tổng thư ký VNBA đánh giá. 

Hãy đến ngân hàng trước!

Theo Phó Thống đốc NHNN Đà Minh Tú, mặc dù chế tài xử lý tội cho vay lãi nặng – cách gọi chính thức của TDĐ khá nặng (xử phạt hành chính lên tới 1 tỷ đồng hoặc thậm chí kết án phạt tù tới 3 năm) nhưng TDĐ vẫn tồn tại mang tính khách quan và khó để xóa bỏ hoàn toàn do mối quan hệ cung – cầu của xã hội.

Thực tế cho thấy. một bộ phận người dân cần vay vốn phục vụ các nhu cầu cấp bách, hoặc các nhu cầu trái pháp luật, không có khả năng đáp ứng các yêu cầu, điều kiện vay ngân hàng sẽ tìm tới TDĐ do các thủ tục vay vốn đơn giản, giải ngân nhanh chóng mà không cần tài sản thế chấp.

Mặc dù các TCTD đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tuy nhiên một số bộ phận người dân còn tìm đến vay tiền từ “TDĐ” do để phục vụ nhu cầu vay vốn không hợp pháp (cờ bạc, ma tuý, kinh doanh phi pháp,...) hoặc do thói quen tiêu dùng, tâm lý e ngại tiếp xúc với ngân hàng. Đặc biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt bùng phát lần thứ 4 vừa qua, khó khăn về kinh tế có thể làm tình hình “TDĐ” trở nên căng thẳng hơn…

Để góp phần đẩy lùi TDĐ, bên cạnh biện pháp tuyên truyền được cho là rất quan trọng, về phia các ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị các ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng; chú trọng xây dựng mô hình hoạt động, sản phẩm dịch vụ ngân hàng thân thiện, dễ sử dụng, dễ tiếp cận với đại đa số người dân. Trong đó, NHCSXH tập trung nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng chính sách, góp phần đẩy lùi TDĐ.

Lãnh đạo NHNN cũng đưa ra lời khuyên: “Khi người dân có nhu cầu vay tiền hãy  đến các TCTD trước trước quyết định vay TDĐ…”

TIN LIÊN QUAN