Test virus SARS-CoV-2 qua tiếng hét và đường hậu môn

(CL&CS) - Ông Peter Van Wees đã đưa ra một sáng kiến xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng tiếng hét của bệnh nhân, còn Trung Quốc xét nghiệm bằng phương pháp lấy dịch qua đường hậu môn.

Thông thường, các nhân viên y tế sẽ dùng phương pháp truyền thống bằng cách lấy dịch mũi họng của bệnh nhân để xét nghiệm virus SARS-CoV-2, dùng chiếc tăm bông đưa vào miệng hoặc khoang mũi, sau đó thông qua cổ họng bệnh nhân - việc này làm một số người cảm thấy khó chịu.

Nhà phát minh Hà Lan Peter Van Wees đã đưa ra một sáng kiến xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không cần dùng đến tăm bông, mà chỉ cần bệnh nhân hét lên một tiếng.

Trong một chiếc cabin kín được gọi là “buồng la hét”, mọi người phải hét lên một tiếng.

Sau đó, một chiếc máy lọc không khí công nghiệp sẽ phân tích các hạt nhỏ bắn ra và báo cáo có virus SARS-CoV-2 hay không.

Toàn bộ quá trình xét nghiệm này sẽ kéo dài khoảng 3 phút.

Hà Lan có sáng kiến xét nghiệm virus SARS-CoV-2 từ tiếng hét của bệnh nhân (Ảnh: AFP)

Theo ông Van Wees, nếu mắc COVID-19, khi la hét bạn sẽ phát tán ra hàng chục nghìn hạt có chứa virus SARS-CoV-2”. 

Để kiểm nghiệm phương pháp xét nghiệm mới của mình, ông đã đặt một chiếc buồng la hét ở ngoại ô thủ đô Amsterdam cạnh một trung tâm y tế, mời những người đã có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 dùng thử và kiểm chứng phương pháp mới tối ưu của mình.

Hiện Bộ Y tế Hà Lan vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về phát minh này.

Tại Trung Quốc, còn một phương pháp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khác “quái” hơn: xét nghiệm virus bằng phương pháp lấy dịch qua đường hậu môn, tuy bị nhiều người cho rằng dùng cách này sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý.

Một số bác sĩ Trung Quốc cho rằng phương pháp xét nghiệm này giúp phát hiện những người mang virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng hoặc người đã có triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh.

Họ cho rằng virus này tồn tại ở phân lâu hơn ở mũi và họng.

Theo bác sĩ bệnh truyền nhiễm Li Tongzeng, việc bổ sung xét nghiệm qua hậu môn có thể tăng tỉ lệ phát hiện dương tính.

Riêng ông Yang Zhanqiu, Phó Giám đốc khoa Sinh học mầm bệnh tại Đại học Vũ Hán, cho rằng xét nghiệm dịch mũi và họng vẫn hiệu quả hơn qua hậu môn vì virus lây lan qua giọt bắn đường hô hấp chứ không phải qua phân.

Nếu xét nghiệm là để ngăn người mắc bệnh không làm lây truyền bệnh thì qua mũi và họng vẫn là cách tốt nhất.

Phương pháp lấy dịch qua đường hậu môn để tìm ra virus SARS-CoV-2 hiện đang gây tranh cãi.

TIN LIÊN QUAN