Tăng trưởng tín dụng 4,81%
Ngày 22/9/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kết quả hoạt động ngân hàng quý III năm 2020. Trong đó, một trong những thông tin đáng chú ý nhất là tăng trưởng tín dụng ở mức khá thấp. Theo đó,
Tính đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019. Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN đã có giải thích cụ thể hơn về tín dụng. Ông Tuấn Anh cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 2,27 triệu tỷ đồng, chiếm trên 25% dư nợ toàn hệ thống, tập trung vào các ngành như: Vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, công nghiệp chế biến-chế tạo... tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, nhờ có các giải pháp kịp thời và hiệu quả ông Tuấn Anh cho biết sau 2 tháng đầu năm tín dụng tăng chậm (đến cuối tháng 01 tăng 0,01%, cuối tháng 02 tăng 0,2%), từ tháng 3 tín dụng đã có xu hướng tăng trở lại; 6 tháng đầu năm đạt 3,65% và chỉ trong vòng hơn 2 tháng, tính đến ngày 16/9/2020 tăng trưởng tín dụng đã tăng lên 4,81%.
Thấp nhưng hợp lý
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam đánh giá đây là một diễn biến tích cực. Từ nay đến cuối năm nếu các ngân hàng có đề nghị điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, NHNN sẽ xem xét cho phép nới tỷ lệ tăng trưởng tuy nhiên mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Trong hơn 8 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng 4,81% là thấp nhưng hợp lý vì ngành ngân hàng không nên đánh đổi tăng trưởng với nợ xấu. |
Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định 4,81% là mức tăng trưởng tín dụng rất thấp, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ bằng một nửa tăng trưởng huy động vốn.
“Tăng trưởng tín dụng thấp là do tình hình dịch bệnh làm giảm nhu cầu vay vốn. Dù vậy, nhu cầu vay vẫn còn rất lớn nhưng số lượng cá nhân, tổ chức không có khả năng vay lại khá nhiều. Số lượng doanh nghiệp tiếp cận được vốn rất ít. Ngân hàng thận trọng, không dám mạnh tay cho vay nên tăng trưởng thấp là điều đương nhiên”, ông Hiếu lý giải nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 4,81%.
Hệ quả của tăng trưởng tín dụng thấp, theo ông Hiếu là GDP có thể tăng trưởng thấp theo. Ông Hiếu đánh giá trên nguyên tắc tăng trưởng tín dụng cao gấp 2,5 lần tăng trưởng GDP, tính chung cả năm nay tín dụng có thể tăng 7% tới 8% thì tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 3%.
Có thể thấy, tín dụng tăng thấp sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, ông Hiếu vẫn đánh giá diễn biến này của ngành ngân hàng là hợp lý vì “hoàn toàn không nên đánh nổi giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu”.
Ông Hiếu phân tích nền kinh tế hấp thụ được bao nhiêu tín dụng tùy thuộc vào mức độ rủi ro. Nếu chọn cách an toàn, ngành ngân hàng không thể đẩy quá nhiều vốn vào lưu thông để tạo ra bong bóng, bất ổn. Nếu không, ngân hàng sẽ phải gánh nợ xấu. Chúng ta không thể tăng trưởng bằng mọi giá.
Ngân Hà