Và cũng thật huyền bí, hệ thống AIS đã kết nối lại vào tối 5/2 sau 80 giờ không hoạt động. Nguyên nhân AIS bị gián đoạn hiện vẫn chưa được giải thích. Báo chí vương quốc Anh đưa tin này vào ngày 6/2 khiến nhiều khoa học gia cảm thấy sốc thật sự.
Trước đây, chính phủ Malaysia vừa đạt được thỏa thuận với một công ty Hoa Kỳ trong việc nối lại hoạt động tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS), không tìm thấy MH370 không lấy tiền.
Sau khi mất tích bí ẩn, tàu Seabed Constructor tiếp tục tìm kiếm MH370 (Ảnh: Reuters) |
Thông tin này do Bộ trưởng Giao thông vận tải Úc Darren Chester công bố hôm 20/10/2017. Chính phủ Malaysia đồng ý ký thỏa thuận với Công ty Ocean Infinity, trụ sở ở bang Texas. Hợp đồng đặc biệt ở chỗ nếu công ty này không thể tìm thấy MH370, họ sẽ không được trả một đồng xu nào.
Đây là loại hợp đồng "no cure-no pay" (tạm dịch: không làm được, không trả tiền) - thường được áp dụng trong lĩnh vực cứu hộ để thu hồi hàng hóa có giá trị bị mất tích. Công ty nhận hợp đồng sẽ phải chịu rủi ro về tài chính nếu không hoàn tất các điều khoản ký kết.
Tranh minh họa vụ MH370 mất tích một cách bí ẩn (Ảnh: AFP) |
Ocean Infinity không tiết lộ chi phí dự kiến để trang trải cho cuộc tìm kiếm mới. Theo ông Chester, công ty này sẽ tập trung vào một khu vực có diện tích 25.000 km vuông được Cục An toàn Giao thông vận tải Úc (ATSB) trước đó xác định là "có xác suất cao tìm thấy máy bay". Ngoài ra, Canberra cũng hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho Ocean Infinity trong nhiệm vụ lần này.
Hồi đầu tháng 10/2017, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai nói Kuala Lumpur nhận được đề xuất từ 3 công ty tư nhân gồm Ocean Infinity, Fugro (Hà Lan) và một công ty Malaysia không xác định. Cuối cùng, họ chọn công ty đến từ Hoa Kỳ.
Tàu Fugro Discovery đã từng tìm kiếm MH370 trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hồi năm 2017 nhưng vẫn không có kết quả (Ảnh: Reuters) |
Khi biến mất khỏi màn hình radar vào ngày 8/3/2014, chuyến bay số hiệu MH370 đang chở 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn đến từ 14 quốc gia khác nhau. Hầu hết đều là công dân Trung Quốc và Malaysia. Khi đó, MH370 đang từ Kuala Lumpur (Malaysia) đi Bắc Kinh.
Chính phủ Úc ban đầu dẫn đầu cuộc tìm kiếm sau khi các quan chức hàng không cho biết máy bay có thể gặp nạn ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Úc. Trong báo cáo gần đây về MH370, Cục An toàn Giao thông vận tải Úc mô tả việc không tìm thấy chiếc máy bay của MAS cho đến thời điểm hiện tại "gần như là điều không thể chấp nhận".
Một mảnh vỡ được cho là thuộc về MH370 được kiểm tra tại Canberra hồi năm 2017 (Ảnh: Getty) |
Cuộc tìm kiếm MH370 đã tiêu tốn của các nước liên quan – trong đó có Úc, Malaysia và Trung Quốc – tổng cộng 160 triệu USD…
Nay với đối tác mới, Ocean Infinity, sau khi tái xuất hiện, tàu Seabed Constructor tiếp tục tìm kiếm MH370.
Tường Quyên