Tại sao sinh viên Manchester tẩy chay nhà văn Kipling đoạt giải Nobel?

(NTD) - Thơ của Joseph Rudyard Kipling - nhà văn vương quốc Anh đoạt giải Nobel Văn học đầu thế kỷ 20, đã bị phủ bằng một bài thơ của một tác giả khác trong Hội Sinh viên tại Đại học Manchester (Anh). Ban chấp hành mới của Hội Sinh viên trường Manchester coi ông Kipling là người “phân biệt chủng tộc”.

Sinh năm 1865 ở Ấn Độ trong gia đình người Anh sang làm việc tại thuộc địa, Kipling là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới với những truyện viết về trẻ em. Vào năm 1936, ông qua đời ở London.

The Jungle Book (Truyện Rừng Xanh - 1894), The Second Jungle Book (Truyện Rừng Xanh Thứ Hai - 1895), Just So Stories (Các truyện như thế - 1902), Puck of Pook's Hill (Ngọn Đồi của Pook, - 1906) đưa ông đến với hàng triệu người đọc ở mọi lứa tuổi trên toàn thế giới, có một thời, ông đã trở thành nhà văn có sách bestseller.

 Sinh năm 1865 ở Ấn Độ, Joseph Rudyard Kipling là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với những truyện trẻ em (Ảnh: Getty)

Được biết, vào năm 1907, Kipling là nhà văn viết tiếng Anh đầu tiên nhận Nobel Văn học danh giá. Vào năm 1895, vì ngưỡng mộ tài năng của ông, họ đã vẽ bài thơ của ông lên tường của tòa nhà mới là trụ sở Hội Sinh viên. Nhưng vào hôm 20/7, các lãnh đạo Hội đã xóa nó đi và thay bằng một bài thơ của Maya Angelou.

Nữ sinh viên Riddi Viswanathan - người phụ trách chính sách đa dạng sắc tộc của Hội, cho hay rằng một số thành viên Ban chấp hành coi ông Kipling "lệch lạc với các giá trị" về văn hóa hiện đại. Họ đưa ra ví dụ điển hình là bài thơ “The White Man's Burden” (Gánh nặng của người đàn ông da trắng) – cô cho giới phóng viên biết.

Nhưng ông Jan Montefiore - giáo sư chuyên về văn học thế kỷ 20 ở Đại học Kent đã nghỉ hưu, được phóng viên BBC News trích lời, nói hành động của Hội Sinh viên Đại học Manchester là "thô bạo và quá đơn giản khi họ coi nhà thơ Kipling là người phân biệt chủng tộc".

 Thơ Kipling dựng trong trường Đại học Manchester đã bị sinh viên che phủ bằng một bài thơ khác (Ảnh: Getty)

Hiện Anh và một số nước Phương Tây đang có phong trào xóa tên, đòi lật đổ tượng đài của một số danh nhân mà các nhóm vận động cho là "không phù hợp". Năm 2016, trường Đại học Oxford đã quyết định vẫn giữ tượng Cecil Rhodes ở trường Oriel College dù có một phòng trào đòi dẹp tượng. Nhóm vận động “Rhodes Must Fall” hoặt động cả ở Anh lẫn châu Phi cho rằng ông Cecil Rhodes (1853-1902) - cựu lãnh đạo thực dân Anh ở Rhodesia (sau là Zimbabwe) là người tiêu biểu cho ý thức hệ phân biệt chủng tộc.

Đến năm 2017, báo Anh đăng tin Joshua Nott - người tham gia phong trào hạ bệ Cecil Rhodes ở Đại học Cape Town (Nam Phi), đã nhận học bổng mang tên ông Rhodes trị giá 40.000 bảng (pound) để sang Oxford du học.

Theo dư luận Anh và thế giới, việc xóa bài thơ trong trường Đại học Manchester sẽ còn gây tranh cãi trong tương lai vì đơn giản ông Kipling là một tượng đài trong lĩnh thực văn chương của nhân loại.

                                                                                                                                                    Thủy Tiên

                                                                                                                                       (Dịch từ BBC News)

Nên đọc