Sỏi thận và sỏi mật: Sự khác biệt và cách chữa trị

(NTD) - Sỏi mật và sỏi thận là 2 căn bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa các chất. Người mắc bệnh sỏi thận sẽ có nguy cơ cao bị sỏi mật và ngược lại. Vậy điểm khác nhau giữa hai bệnh lý này là gì và cách chữa trị như thế nào?

Thận đóng vai trò là máy lọc máu tự nhiên trong cơ thể và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Sỏi thận là những viên sỏi hình thành trong thận, tạo thành từ muối axit.

Túi mật đóng vai trò trong việc hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu chất béo. Sỏi mật là hậu quả của việc mất cân bằng hóa học trong túi mật.

Theo Juan Omana, bác sĩ phẫu thuật đa khoa tại bệnh viện Floria, những người từng bị sỏi thận sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi mật.

Những người từng bị sỏi thận sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi mật. Ảnh: Medicaldaily

Người bị mắc sỏi thận thường ít khi phát hiện bệnh cho đến khi các viên sỏi làm tắc niệu quản. Một số triệu chứng khi bị sỏi thận:

  • Đau ở vùng cực dưới xương sườn
  • Đau ở vùng vùng sườn lưng một hoặc cả hai háng
  • Cảm thấy đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu chuyển hồng, đỏ hoặc nâu
  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu có mùi hôi khác thường
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Sốt, ớn lạnh

Người mắc sỏi mật cũng không gặp nhiều triệu chứng trừ khi sỏi gây tắc nghẽn ống dẫn. Một số triệu chứng khi bị sỏi mật:

  • Đau quặn ở vùng bụng trên bên phải
  • Đau đột ngột vùng xương ức
  • Đau lưng
  • Đau ở vai phải

Cơn đau có thể kéo dài trong một vài phút hoặc thậm chí vài giờ.

Khi bị sỏi thận, đối với những viên sỏi nhỏ, người bệnh cần tăng cường uống nước, đặc biệt các loại nước lợi tiểu để kích thích bài tiết, viên sỏi sẽ theo đó ra ngoài. Đối với những viên sỏi lớn cần sự can thiệp của các bác sĩ.

Đối với người bị sỏi mật thì cần sự can thiệp của các bác sĩ để loại bỏ các viên sỏi trong túi mật. Tuy nhiên, phương pháp tối ưu nhất vẫn là loại bỏ túi mật để tránh bệnh tái phát.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo

Khánh Đan

Nên đọc