Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo bán đấu giá cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (Vocarimex).
Theo đó, SCIC quyết định bán đấu giá toàn bộ 44.211.900 cổ phần (tương đương 36,3% vốn điều lệ Vocarimex). Mức giá khởi điểm được đưa ra là 22.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá cổ phiếu VOC của Vocarimex ngày 26/7 khoảng 34%.
Như vậy, để sở hữu toàn bộ lô cổ phần trên, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 985 tỷ đồng. Phương thức chào bán được đưa ra là đấu giá cả lô với tỷ lệ đặt cọc là 10%. Thời gian nộp hồ sơ năng lực cho SCIC chậm nhất đến 5/8. Thời gian đấu giá là 14h30 ngày 15/8, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
CTCP Tập đoàn Kido (KDC) của anh em ông Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành đang là cổ đông lớn nhất tại Vocarimex. Hiện Kido nắm giữ 51% cổ phần, tương đương 62.118.000 cổ phiếu VOC. Kido đã chính thức nắm cổ phần chi phối tại Vocarimex từ giữa năm 2017 trong chiến lược mở rộng kinh doanh thông qua việc mua lại phần lớn các công ty dầu ăn hàng đầu tại Việt Nam. Vocarimex hiện có một công ty con là CTCP Bao bì Dầu Thực vật (VPK) và 4 công ty liên kết gồm: Công ty Dầu thực vật Cái Lân, CTCP Dầu thực vật Tường An, Công ty Mỹ phẩm LG Vina, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.
SCIC quyết định bán đấu giá toàn bộ 44.211.900 cổ phần (tương đương 36,3% vốn điều lệ Vocarimex). Mức giá khởi điểm được đưa ra là 22.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá cổ phiếu VOC ngày 26/7 khoảng 34%. |
Trong lần thoái vốn này của SCIC, Kido được cho là đơn vị tiềm năng sẽ mua trọn lô cổ phiếu đấu giá. Bởi lẽ, Kido đang muốn chiếm lĩnh thị trường dầu ăn, sau khi bán đi mảng bánh kẹo và thất bại ở một số sản phẩm tiêu dùng nhanh khác.
Thị trường dầu ăn Việt Nam còn dư địa phát triển rất lớn, quy mô đạt khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2017. Hiện tại, các sản phẩm dầu ăn có thương hiệu chiếm hơn 70% thị phần tại Việt Nam và được nắm giữ bởi 4 công ty hàng đầu, hầu hết nằm trong tay Kido và Cái Lân.
Dù sở hữu nhiều công ty trong ngành, nhưng thị phần của Kido được cho là vẫn cách rất xa với công ty đầu ngành là Cái Lân. Mua nhiều công ty dầu ăn khác để “chạy đua thị phần” với Cái Lân là nguyên nhân có thể hiểu được nếu Kido mua trọn lô cổ phiếu mà SCIC sắp đem ra đấu giá.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc Kido mua lại doanh nghiệp khác để chạy đua thị phần là không có ý nghĩa. Nguyên nhân sâu xa là đối thủ của Kido hiện tại không chỉ có Calofic, mà còn hàng trăm doanh nghiệp khác.
Trong lần thoái vốn này của SCIC, Kido được cho là đơn vị tiềm năng sẽ mua trọn lô cổ phiếu đấu giá. Bởi lẽ, Kido đang muốn chiếm lĩnh thị trường dầu ăn, sau khi bán đi mảng bánh kẹo và thất bại ở một số sản phẩm tiêu dùng nhanh khác. |
Kể từ ngày 7/5/2017, thuế nhập khẩu dầu về 0% khiến các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rót vốn đầu tư và tăng nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam. Áp lực cạnh tranh từ dầu nhập khẩu ngày càng khốc liệt, chủ yếu do Việt Nam phải nhập đến 90% nguyên liệu.
Trong năm 2018, cả Kido và Vocarimex đều bị ảnh hưởng lớn trên lợi nhuận do giá bán dầu ăn giảm. Còn theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019, Vocarimex đạt doanh thu 1.320 tỷ đồng, giảm tới 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, lợi nhuận gộp chỉ bằng 1/4 so với kỳ trước, đạt 15,4 tỷ đồng. Cổ phiếu VOC đang giao dịch trên sàn UPCoM với giá 16.600 đồng/cổ phiếu, không biến động nhiều so với thời điểm đầu năm.
Hoàng Yến