Xếp sau BIDV là VietinBank (37.234 tỷ đồng), Vietcombank (37.089 tỷ đồng), Techcombank (34.966 tỷ đồng). Đồng thời, BIDV qua mặt Tập đoàn Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group - VRG) trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất sàn chứng khoán. Hiện nay, vốn điều lệ của VRG đạt 40.000 tỷ đồng.
KEB Hana Bank chi 20.295 tỷ đồng để sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV |
Tối 11/11, BIDV chính thức tổ chức buổi lễ công bố cổ đông chiến lược KEB Hana Bank (Hàn Quốc). KEB Hana Bank đầu tư 1.000 tỷ won (20.295 tỷ đồng) để sở hữu 15% vốn của BIDV với giá 33.640 đồng/cổ phiếu. Giao dịch này sẽ mang về cho BIDV 14.262 tỷ đồng thặng dư cổ phần.
Sau giao dịch phát hành cổ phiếu cho đối tác KEB Hana Bank, tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước tại BIDV giảm từ 95,28% xuống còn 80,99%. Vốn hóa thị trường đạt 166.109 tỷ đồng, xếp thứ 6 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) sau Vingroup, Vietcombank, Vinhomes, Vinamilk và PV Gas.
KEB Hana Bank sẽ hỗ trợ BIDV trên 6 lĩnh vực: quản trị chiến lược, nâng cao quản trị rủi ro, đa dạng hóa các tài sản sinh lời, phát triển ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ và nâng cao phát triển nguồn nhân lực...
Mới đây, BIDV đã chốt danh sách trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 14% (7% mỗi năm), ngày thanh toán là 12/12. Theo đó, BIDV chi 4.786 tỷ đồng để trả cổ tức, trong đó Ngân hàng Nhà nước nhận được 4.560 tỷ đồng.
Ngoài ra, BIDV cũng thông báo 28/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự đại hội đồng cổ đông bất thường sẽ được tổ chức vào 27/12.
Cuối tháng 9, BIDV đã phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 7 năm, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 1,2%/năm, với giá trị 2.499 tỷ đồng; kỳ hạn 10 năm, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 1,3%/năm, với giá trị 500 tỷ đồng. Các trái phiếu này không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV theo quy định hiện hành. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán cấp giấy phép cho BIDV phát hành trái phiếu 7 năm và 10 năm với tổng giá trị chào bán là 5.000 tỷ đồng. |
Trí Nguyễn