Quốc gia từng giàu có nhất Đông Nam Á nay nghèo hơn cả Việt Nam, là nước sản xuất đá quý số 1 châu Á

Quốc gia ĐNA này đã từng là 'siêu cường kinh tế' của châu Á.

Trong quá khứ, cùng với Philippines, Myanmar được xem là một trong những con hổ kinh tế châu Á. Những năm 1940-1950, thu nhập bình quân đầu người quốc gia này cao hơn 40% Indonesia, gấp đôi GDP đầu người Thái Lan và giàu nhất khu vực.

Myanmar từng là 'con hổ kinh tế' châu Á,

Nhờ lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi: giáp 'gã khổng lồ' Trung Quốc, giáp biển Andaman, vịnh Bengal và Ấn Độ, giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam, cũng như trữ lượng khoáng sản khổng lồ, đứng thứ 10 trên thế giới với trữ lượng dầu khoảng 3,2 tỷ thùng và khí ước tính 89,7 nghìn tỷ m3. Ngoài ra, Myanmar là nước sản xuất đá quý số 1 châu Á, với sự đa dạng về thể loại.

Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng. Cuối thập niên 1960, Myanmar cũng đã xây dựng được lực lượng lao động có trình độ và được đào tạo tốt nhất ĐNA.

Thời thuộc địa Anh, Miến Điện cũng là vùng giàu có nhất vùng ĐNA.

Tuy nhiên với những sự bất ổn trong chính trị, Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc. Ngày nay, Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại thành phố lớn nhất đất nước là Yangon. Myanmar cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguồn cung cấp các tiền chất ma túy lớn. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanmar.

Myanmar hiện tại gặp nhiều bất ổn chính trị.
Quốc gia này đứng thứ 24/25 quốc gia nghèo nhất thế giới dựa trên GDP bình quân đầu người năm 2023 theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tính đến năm 2016, GDP của Myanmar đạt 68.277 tỷ USD, năm 2021 ước tính chỉ đạt 76.09 tỷ USD, đứng thứ 7 Đông Nam Á và kém Việt Nam hơn 5 lần cùng năm 2021. Tính đến năm 2022, thu nhập đầu người của Myanmar chỉ là hơn 1.104 USD/người/năm, thấp hơn so với Việt Nam.

Đất nước hành hương linh thiêng cho các đệ tử nhà Phật, điểm đến bí ẩn cho dân yêu khám phá

Tuy nhiên, với những lợi thế về những di tích tôn giáo mang tính chất vĩ đại về quy mô và tinh tế về kiến trúc, Myanmar vẫn là một quốc gia ẩn chứa rất nhiều điều lý thú chờ đợi những ai đam mê du lịch khám phá. Tiêu biểu là chùa vàng Shwedagon ở Yangon, chùa Núi Vàng Kyaikhtiyo kì diệu ở cố đô Bago, hay quần thể 1000 đền chùa hoành tráng ở Bagan. Ngoài ra, du lịch Myanmar còn thu hút khách nước ngoài bởi cảnh thiên nhiên hoang sơ, bình yên của hồ Inle, bãi biển Ngapali hay những tập tục độc đáo như bộ tộc người cao cổ Pa-O hay tục bôi kem Thanaka. Với các thuận lợi này, tuy chỉ mới mở cửa nhưng nền du lịch Myanmar đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Dưới đây là 5 địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Myanmar mà bạn nên ghé thăm:

1. Chùa Shwedagon,

Myanmar với đa số dân theo đạo Phật được coi là quê hương của nhiều ngôi chùa quan trọng, và Chùa Shwedagon là một điểm đến nổi tiếng trong danh sách đó. Chùa này lưu trữ bốn báu vật tôn giáo độc đáo, bao gồm mảnh áo của Phật Ca Diếp, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni và cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm.

Chùa Shwedagon ấn tượng không chỉ với những báu vật tôn giáo mà còn với kiến trúc cổ kính. Được phủ kín bằng tới 90 tấn vàng xung quanh tường và trang sức bằng hàng ngàn viên kim cương 76 carat, viên ngọc lục bảo, và lục lạc bằng vàng, chùa là một tuyệt tác sáng chói dưới ánh nắng ban mai.

2. Hồ Inle

Còn gọi là Hồ Lớn, Inle là một điểm đến phải ghé qua khi bạn đến Myanmar. Hồ rộng lớn, lên đến hơn 600km², và nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, cùng với kiến trúc cổ kính của các ngôi nhà và chùa xung quanh.

3. Cố đô Bagan

Cố đô Bagan là một lý do chính để bạn đặt vé máy bay đến Myanmar. Với 2000 đền chùa và tháp bảo lưu nhiều nét đẹp về kiến trúc và lịch sử đạo Phật của Myanmar, cố đô Bagan là một bảo tàng ngoại trời về văn hóa và kiến trúc.

4. Động Pindaya

Động Pindaya nổi tiếng với câu chuyện về một chàng trai dũng cảm đánh đuổi quái vật nhện khổng lồ để cứu 7 nàng công chúa. Động có xung quanh 150m dài và chứa 8000 bức tượng Phật được điêu khắc tinh xảo, cùng với một vòng tròn luân hồi độc đáo.

5. Quần đảo Mergui

Quần đảo Mergui với 800 đảo san hô và cảnh quan thiên nhiên đa dạng là một điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích thể thao mạo hiểm. Dưới sự bảo vệ của vùng kín Mergui, nơi này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên của mình. Để khám phá các đảo, bạn có thể thuê thuyền kayak hoặc thuyền của người dân địa phương.

*Nguồn thông tin theo: Arttime, Wikipedia, VnEconomy.

TIN LIÊN QUAN