Những rắc rối thường gặp khi bán hàng qua mạng

(NTD) - Bán hàng qua mạng đã và đang trở thành việc làm thêm khá hot của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, người bán hàng qua mạng cũng gặp phải muôn vàn rắc rối từ những vị khách khó tính.

Những mặt hàng bán qua mạng thường là quần áo, giày dép, mĩ phẩm,...với nhiều hinh thức khác nhau. Những người có vốn thì thuê mặt bằng nhỏ để chứa hàng. Cùng với bán hàng qua mang, họ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khi muốn xem sản phẩm trực tiếp. Một số khác, chủ yếu là sinh viên ít vốn, họ thường chụp ảnh lại những sản phẩm muốn bán đưa cho khách để khách hàng xem và lựa chọn.

Mua hàng chỉ bằng một cái kích chuột. Ảnh Internet

Mua hàng chỉ để làm quen

Nhiều khách hàng hỏi về sản phẩm không vì muốn mua mà chỉ có ý định làm quen với cô chủ. Khi có được số điện thoại rồi thì họ thường xuyên gọi và nhắn tin làm phiền. Bạn Thanh Tâm- Sinh viên đại học quốc gia Hà Nội chia sẻ “Nhiều khách hàng thường yêu cầu mình găp trực tiếp để tư vấn sản phẩm, nhưng khi đến họ lại quan tâm đến chuyện riêng tư của mình hơn là sản phẩm cần mua”.

“Ôm con bỏ chợ”

Đây là tình huống mà người bán hàng qua mạng nào cũng ít nhất một lần gặp phải. Sau khi đặt mua sản phẩm , khách hàng thường xuyên gọi và nhắn tin hỏi xem khi nào có hàng. Họ cho số điện thoại và địa chỉ cụ thể nhưng khi có hàng người bán lại không liên lạc được. Có nhiều trường hợp nhân viên giao hàng đến tận nơi, liên lạc thì họ bảo bận, không có ở nhà,  hẹn ngày khác và sau đó mất liên lạc.

Đổi, trả

Hiện nay, trên mạng xã hội tràn lan những ảnh so sánh ảnh quần áo trên mạng và thực tế.  Đó là chuyện có thật. Tuy nhiên, khi mua hàng trên mạng, người tiêu dùng phải xác định trước điều đó, xác định được số tiền mua tương ứng với sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Thế nhưng, khi nhận được hàng nhiều người tỏ ra thất vọng và yêu cầu trả lại hàng. Thậm chí có người mua hàng sau 2- 3 ngày mới gọi điện để đổi sản phẩm. Khi không đổi được sản phẩm, họ quay lại nói xấu và kêu gọi bạn bè không mua sản phẩm của người bán hàng đó nữa. Trong trường hợp đó, người bán hàng phải thật sự khéo léo để thuyết phục khách hàng hoặc chấp nhận mang sản phẩm về và tìm khách hàng khác.

Một shop online. Ảnh chụp từ Internet
Sập bẫy lừa đảo

Nhiều bạn trẻ chấp nhận mất cả vốn lẫn lãi để đổi lấy một bài học. Nhiều khách hàng ban đầu rất sòng phẳng, mua hàng thường xuyên và trở thành khách quen. Tuy nhiên, sau một thời gian, họ mua nhiều và nợ lại. Vì tin tưởng và giữ khách nên người bán đã đồng ý. Thế nhưng sau lần mua ấy vị khách cũng “mất hút” cùng số hàng.

Như vậy, mỗi người khi mua hàng cần trở thành một người tiêu dùng thông minh, có như thế vừa giúp ích cho người mua mà cũng có lợi cho người bán.

Mọi thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây.

Thúy Trang

Nên đọc