Những điểm sáng ‘le lói’ trong năm 2014

Hứa hẹn tăng trưởng dù ở mức mong manh, 2014 được kỳ vọng là năm then chốt chuyển đà cho nền kinh tế thế giới và các khu vực quan trọng.

TIN BÀI LIÊN QUAN

2014: Năm phán xét?

Điều gì chờ đợi Obama năm 2014?
Các nhân vật có thể định hình thế giới 2014
Dự báo các điểm nóng trên thế giới trong 2014


Năm tăng trưởng

2014 sẽ là năm kinh tế thế giới
cải thiện hơn, với bước ngoặt kinh tế như Tổng
thống Obama đã hứa ở Mỹ. Bên cạnh đó, nhà kinh tế
châu Âu Huw Pill của tập đoàn Goldman Sachs Group nhận định về chấm dứt suy thoái ở khu vực đồng Euro châu Âu: “Từ
giữa năm 2013 chúng ta đã nhận thấy sự ổn định dần của nền kinh tế và hy vọng sự
ổn định tiếp tục, tuy chậm rãi và yếu ớt trong năm 2014.”

Goldman Sachs cũng dự
báo nền kinh tế khu vực đồng Euro trong năm 2014 sẽ đạt được tăng trưởng khoảng
1,1%, còn năm 2015 là 1,5%, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ khác nhau ở
mỗi nước.

Năm 2014 sẽ là năm gia tăng bất bình đẳng và nhận thức về hậu
quả của thực tế này. Chủ đề này đã bắt đầu được thảo luận ở Mỹ, nơi mà khoảng cách chênh
lệch giữa tầng lớp giàu có nhất và dân chúng còn lại ngày càng lớn.

Hiện nay
tầng lớp giàu chỉ chiếm 1% dân số, nhưng lại chiếm ¼ thu nhập quốc dân, còn 90% dân
chúng nghèo khổ chỉ chiếm chưa đầy 0,5% thu nhập.
Hồi tháng 12/2013, Tổng thống Mỹ Obama  gọi vấn đề bất bình đẳng là “vấn đề chủ yếu nhất của thời đại chúng ta”.
Người đứng đầu Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng
Francis, người được tạp chí Time vinh danh là
nhân vật của năm 2013 cũng từng nêu ra vấn đề này trước dư luận.

Nhà nghiên cứu chính trị Bungari, chuyên viên khoa học của Viện nghiên cứu
khoa học nhân văn Vien Ivan Kraschev nhận định: “Những năm gần đây mọi người
quen với thế giới do thị trường thao túng, rằng cá thể nhận được những gì mà anh
ta xứng đáng, cuộc sống có thể rất khắc nghiệt đối với những ai không thể thích
nghi, còn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo như một
hiện tượng tự nhiên – như ban đêm sẽ thay thế ban ngày”. 

Năm phụ nữ  

Tất nhiên, phụ nữ chưa trị vì thế giới, nhưng ở một số nước
trong đó có Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Argentina và Brazil phụ nữ đang
nắm quyền lãnh đạo. Thế giới bước vào năm 2014 với 8 phụ nữ là Tổng thống,
cùng
với một phụ nữ chưa nhậm chức là Michelle Bachelet ở Chile, 6 phụ nữ là Thủ
tướng, trong đó có bà A.Merkel người được bầu gần đây nhất vào nhiệm kỳ thứ ba.

Còn tại Washington, Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã chọn Janet Yellen vào chức vụ kinh tế tối quan trọng của Mỹ (chính
người lãnh đạo của Quỹ này sẽ quyết định tỷ giá của đồng Đôla Mỹ).
Từ ngày 1/2 tới đây, bà Yellen sẽ chính thức trở thành nhà kinh tế thuộc phái yếu có ảnh hưởng nhất,
người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên hành tinh.

Năm 2014 cũng
là năm sẽ rõ liệu cựu Ngoại trưởng Hilarry Clinton có tuyên bố chính thức ra tranh cử chức Tổng
thống Mỹ hay không. Tuy đến bầu cử năm 2016 còn hai năm nữa, nhưng trên kệ của
các cửa hàng sách đã xuất hiện cuốn sách với tên gọi “What Will It Take to Make
a Woman President?” (Tạm dịch: Cần những gì để một phụ nữ trở thành Tổng thống?”.
Việc này sẽ không đơn giản, bởi vì cần phải “đánh giá lại vai trò
về giới và duy trì gia đình
làm việc”, “thay đổi phương pháp mô tả hình tượng người phụ nữ trên các phương
tiện thông tin đại chúng” và “khuyến khích phụ nữ khẳng định mình là người lãnh
đạo”.

Năm thể thao làm đòn bẩy chính trị

Năm 2014 là năm đón chờ hai hoạt động thể thao
tầm cỡ ‘khổng lồ’:
tháng 2/2014 Thế vận hội Mùa Đông ở Sochi (Nga), còn tháng 6/2014 Wold Cup bóng
đá thế giới ở Brazil.

Hai hoạt động thể thao này sẽ là những ngày hội lớn của
tất cả những người hâm mộ, nhưng không chỉ đơn thuần có thế: những cuộc
tranh tài quy mô lớn, đặc biệt nếu như nước chủ nhà thể hiện đầy đủ được khả
năng tổ chức của mình, thì đây cũng là cơ hội cho các nhà lãnh đạo các quốc gia
này chững thực vai trò của mình trước thế giới và cử tri trong nước.

Chính vì vậy nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ ủng hộ đội bóng của quốc
gia và hy vọng rằng họ sẽ trở thành đội mạnh nhất trên thế giới lần thứ 6. Gần
đây Brazil đang đối mặt với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và làn sóng phản đối
của dân chúng, nhưng khúc khải hoàn bóng đá có thể giúp sức rất nhiều cho Tổng
thống Brazil trong cuộc bầu cử vào mùa Thu này.

Đối với Tổng thống Nga V.Putin, để nói lên sức
mạnh của mình, ông đã chi một khoản tiền khổng lồ là 50 tỷ USD (so với Thế vận
hội Mùa Đông ở Vancuver chỉ bằng 1/8 con số này).

Còn những việc khác, ông Putin có thể thấy ‘ít quan trọng’ hơn, chẳng
hạn như mùa Đông năm nay, thậm chí vào tháng Giêng, nhiệt độ
tại Sochi không
xuống dưới 0 độ; và rằng để xây dựng những sân vận động buộc phải chuyển một phần
thành phố và di chuyển dân chúng đi chỗ khác. Các nhà sinh thái thông báo
hậu quả khôn lường đối với môi trường tự nhiên ở đây, còn các cơ quan bảo vệ
pháp luật cảnh báo về nạn tham nhũng quy mô lớn. 

Dù vậy, Thế vận hội vẫn sẽ diễn ra và
các chương trình chỉ có thể không hoàn hảo, nếu thiếu vắng một số vị khách quan
trọng: các Tổng thống Mỹ, Pháp và Đức đã quyết định tẩy chay các cuộc tranh tài
do vấn đề nhân quyền ở Nga. 

Lê Thu (theo Gazeta Wyborcza/RIA)

Nguồn: vietnamnet.net