Người tiêu dùng vẫn chịu thiệt thòi dù giá thực phẩm không tăng

(NTD) – Trái hẳn với thói quen tăng giá hàng năm khi lạnh và kèm mưa phùn, sáng nay thị trường rau củ không có nhiều biến động tuy vậy người tiêu dùng vẫn phải mua với giá đắt hơn giá trị thực tế.

Giá thực phẩm chưa tăng

Theo khảo sát của phóng viên báo Người Tiêu Dùng tại một số chợ đầu mối như Phùng Khoang, Dịch Vọng, các tiểu thương ở đây cho biết dù thời tiết rất lạnh và có mưa nhưng giá rau củ không tăng mà vẫn giữ nguyên như thời điểm đầu đợt rét.

Nhóm hàng thịt tươi sống như thịt heo, thịt bò, thịt gà cũng không cho thấy không có sựu biến động khi thịt heo phổ biến quanh mức 75.000-95.000 đồng/kg.  Thịt gà công nghiệp ở mức 60.000-85.000 đồng/kg, gà ta từ 120.000-130.000 đồng/kg. Đây là mức giá ổn định nhất suốt nhiều tháng qua.

Lý giải việc giá thực phẩm chưa tăng thì các tiểu thương cho hay do xăng giảm giá liên tục trong khoảng thời gian gần đây nên chi phí vận chuyển và bảo quản nhờ đó giảm xuống nhiều. Nếu như xét về mức độ tăng giá thì không nhưng cũng không khác gì việc tắc giá cả.

Tuy nhiên một loại rau có lá sẽ tăng giá trong thời gian tới vì ảnh hưởng mưa nhiều, thời tiết lạnh làm rau không thể phát triển được hay khoai tây sẽ tăng giá cao dần do khan hàng, hết vụ. Đối với nhóm thực phẩm tươi sống, các tiểu thương cũng cho rằng vận chuyển tác động không nhiều lên cơ cấu giá.

Dù không tăng nhưng giá rau củ vẫn đắt hơn giá trị thực tế

Chị Mai, một tiểu thương tại chợ đầu mối chuyên cung cấp rau cho các cửa hàng bán lẻ cho biết: “ Mặc dù giá chưa tăng nhưng thời tiết mua phùn kéo dài thế này thì chỉ hai ngày tới chắc chắn giá thực phẩm sẽ tăng, tiểu thương chúng tôi không muốn tăng giá nhưng giá rau củ tăng từ ruộng do khan hiếm dẫn tới chúng tôi buộc phải tăng giá mới có lời”.

Chị Hằng bán cá bên cạnh thì lý giải: “Có thể khi xăng dầu lên giá, bên buôn hàng bảo xăng dầu lên thì tính thêm giá nhưng nay, khi xăng dầu giảm giá, người ta lại nói do nhà xe không giảm giá chở hàng, rồi thời tiết chuyển lạnh nên giá cá tươi không những không giảm mà một số loại còn tăng lên”.

Thiệt hại vẫn là người tiêu dùng

Trong nhóm các sản phẩm thiết yếu: lương thực thực phẩm, may mặc, bách hóa tạp phẩm và nhóm dịch vụ thì giá thực phẩm luôn có biến động rất nhanh chóng. Thực phẩm rất ít khi giảm giá mặc dù các dịch vụ vận chuyển hay giá xăng dầu có giảm thì tiểu thương vẫn cố giữ giá để kiếm lời. Có trường hợp giá rau củ chỉ chở từ Đông Anh sang chợ đầu mối mà giá đã tăng gấp 4 lần.

Việc này hoàn toàn không có lợi cho người tiêu dùng hay thậm chí là các chủ vườn rau củ. Riêng thịt tươi thì ít biến động về giá hơn do cạnh tranh từ các siêu thị. Giá thịt tươi tại các siêu thị lớn thậm chí còn rẻ hơn ở các cửa hàng bán lẻ từ 5.000-10.000 đ/kg. Một phần nữa là do giá cước vận tải có giảm nhưng không tương xứng với giá xăng giảm, thậm chí có nơi giảm, nơi không.

Điều này khiến giá hàng hóa trong siêu thị và các nơi bán lẻ không thể ‘xuống’ được. Vận chuyển taxi, vận chuyển xe tải dù có giảm cũng chỉ giảm từ 5 - 10%, nhiều hãng taxi chỉ giảm 500 đồng/km nhỏ giọt không đáng kể. Chung quy lại người tiêu dùng vẫn là người cuối cùng phải chịu khi không thể không sử dụng các mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

Thông tin thị trường quý độc giả có thể tham khảo thêm tại đây.

Trung Nguyễn

Nên đọc