Ảnh: Internet
Tờ Sohu (Trung Quốc) mới đây đã đưa tin về trường hợp của một bệnh nhân họ Lý. Người phụ nữ này làm nông và có một ruộng ngô rất lớn. Mỗi năm, sau khi thu hoạch, không thể tránh khỏi việc bán không hết hay bị hư hỏng bởi số lượng ngô quá nhiều và để xử lý những bắp ngô bị hư hỏng, bà Lý thường không đem bán mà tích trữ trong nhà để ăn dần. Do có thói quen ăn ngô hỏng và lên nấm mốc trong thời gian dài, bà Lý thường xuyên đau bụng. Phải đến lúc tình trạng quá nghiêm trọng, bà mới được gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sau khi kiểm tra đã phát hiện bà Lý mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau đó, bà Lý qua đời vì không thể chữa trị.
Ảnh: Internet
Vị bác sĩ điều trị cho bà Lý chia sẻ, thực tế ngô vốn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa ung thư gan bởi rất giàu các chất dinh dưỡng như selen, magie, glutathione, lysine, carotene... Tuy nhiên bà Lý lại thường ăn ngô mốc. Độc tố nấm mốc được tìm thấy trong ngô có thể được phân nhóm theo loại nấm tạo ra chúng. Các loại nấm độc hại chính được tìm thấy trong ngô là các loài Aspergillus (đặc biệt là A. flavus), Fusarium và Penicillium. Độc tố nấm mốc quan trọng nhất trong ngô có thể kể đến là aflatoxin. Aflatoxin là một nhóm các độc tố nấm mốc nổi tiếng nhất và là một trong những loại mạnh nhất về độc tính cấp tính và có đặc tính gây ung thư, chúng được coi là chất gây ung thư gan tự nhiên mạnh nhất. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), Aflatoxin được coi là chất gây ung thư ở người được xếp vào nhóm 1.
Ảnh: Internet
Ngoài ra, ngô mốc còn chứa Zearalenon, đây là một chất gây ung thư đã được công nhận, và mức độ gây ung thư của nó rất cao, thuộc về chất gây ung thư cấp 3. Thường xuyên ăn ngô mốc tương đương với việc nạp trực tiếp zearalenone vào người để kích hoạt tế bào ung thư.
Từ trường hợp của bà Lý, các bác sĩ khuyến cáo không nên tiếp tục ăn thực phẩm hỏng mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu tinh bột như ngô, khoai, gạo... bị mốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ. Khi đi mua, cần đảm bảo mùi của các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài. Chỉ mua hạt, bơ hạt ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt trong quá trình chế biến hoặc rang. Hãy chắc chắn rằng thực phẩm mình sử dụng được bảo quản đúng cách và không để quá lâu trong nhà bằng chất bảo quản, điều này không chỉ giảm thiểu phơi nhiễm aflatoxin mà còn cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng.