Ngay sau khi báo Người tiêu dùng đăng tải bản tin tâm điểm phản ánh việc tình trạng “bảo kê xe ôm” tại bến xe Mỹ Đình đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Để tiếp tục tìm hiểu thông tin về sự việc này, PV đã có cuộc trao đổi với các bên liên quan, cụ thể là Công ty văn Minh và Công ty xe ôm Thân Thiện.
Trao đổi với PV, ông Lê Kiên Quyết – Giám đốc Công ty Văn Minh cho rằng phía công ty có ký hợp đồng với bến xe Mỹ Đình và đứng ở trong bến chứ không hề đứng ở phía ngoài.
Trong tài liệu mà PV có được, những người xe ôm muốn đứng bắt khách ở bến xe này đều phải đóng cho ban quản lý từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Nếu không đóng thì sẽ ngay lập tức bị đuổi đi, thậm chí còn bị đe dọa. Cụ thể, quá trình đóng giả làm xe ôm ở đó, PV phải đóng tiền cho một đối tượng và người này đã đưa ra giấy tờ ký lấy tên là công ty Thân Thiện.
Điều đáng nói ở đây là khu vực này bến xe Mỹ Đình không hề ký với Công ty nào khiến nhiều người lo ngại về tình trạng “bảo kê” tại đây.
Trước sự việc này, PV đã liên hệ với Công ty xe ôm Thân Thiện để tìm hiểu thông tin một cách khách quan, đa chiều. Qua trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hiệp – Giám đốc Công ty xe ôm Thân Thiện cho biết: “Việc công ty lâu rồi tôi không trực tiếp điều hành mảng xe ôm nữa, hoạt động của công ty giờ khoảng hơn 100 xe làm rải rác. Việc đóng tiền ở hiện tại thì có hợp đồng bến bãi nhân viên của công ty, mô hình quản lý của công ty thì vẫn có nhân viên chạy theo đồng hồ, vẫn có nhân viên chạy theo lệnh. Ở bến Mỹ Đình thì hiện tại không làm bến vì không ký hợp đồng với bến xe”, ông Hiệp cho hay.
Khu vực xe ôm phải đóng tiền mới được đứng bắt khách (ảnh cát từ clip). |
Ngay sau khi PV cung cấp thông tin về vụ việc trên qua bản tin tâm điểm mà báo Người tiêu dùng đã phản ánh trước đó thì ông Hiệp thừa nhận người đàn ông thu tiền và đưa hợp đồng cho PV ký chính là quản lý của công ty và nói: “Tại sao làm việc tại bến xe nhỉ?”.
“Hợp đồng mà như này thì mấy đồng chí này làm hợp đồng sai nguyên tắc, tại vì, tất cả nhân viên làm thì phải làm hợp đồng và đóng tiền tại công ty, rồi công việc phải được phân bổ. Mấy hôm trước, mấy đồng chí này có nói chuyện có mấy nhân viên mới thì tôi chưa nắm rõ vì đợt này để anh em trực tiếp quản lý. Theo đúng quy định của công ty, nhân viên vào phải có hợp đồng, sơ yếu lý lịch, bằng lái xe…”, ông Hiệp thông tin.
Cũng theo ông Hiệp, những người này khi thấy có nhân viên thì đứng ra làm luôn mà không hề đưa về công ty và làm chui và tiền có thể không nộp cho công ty. Ông Hiệp đánh giá là một số nhân viên đã có sự ăn ngoài, không mang tiền về nộp cho Công ty, cụ thể như nào phía công ty sẽ phải cho họp lại.
Như vậy, mọi chuyện đã rõ, người thu tiền và làm hợp đồng chính là nhân viên của Công ty xe ôm Thân Thiện. Tại sao những người này có thể làm một cách công khai ngay tại bến xe Mỹ Đình mà không hề bị cơ quan chức năng nào xử lý. Trách nhiệm của cơ quan chức ở đâu khi để sự việc này diễn ra một thời gian này.
Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin với bạn đọc về vụ việc này.
Ngọc An