Muốn có ngành công nghiệp ô tô: Phải coi mỗi người thợ là một "hạt giống đỏ"

(NTD) - Việt Nam vẫn không ngừng ước mơ có một ngành công nghiệp ô tô để có thể tự tay sản xuất ra những chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt, không ít ra cũng phải có một ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ nhìn lại kết quả thu lại không được là bao, không muốn nói đến 2 từ "thất bại". Vậy để mơ ước đó dần thành hiện thực trong tương lai không xa chúng ta cần phải làm gì?

 Làm ô tô chỉ vì...đồng lương

Hàng thập kỷ nay, khi các Tập đoàn sản xuất ô tô của nước ngoài như Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc...đặt nhà máy sản xuất lắp giáp tại Việt Nam nhưng mới chỉ đạt được mục tiêu là thu hút hàng vạn lao động (giám đốc điều hành, kỹ sư, công nhân...), nộp thuế. Tuy nhiên đi kèm là vô số những ưu đãi mà Việt Nam phải dành cho các doanh nghiệp FDI.

Ảnh minh họa

 Người thợ mặc dù làm cho DN FDI lương có cao hơn chút đỉnh so với DN Việt, nhưng áp lực công việc từ những ông chủ ngoại đưa lại là không hề nhỏ. Thường lao động Việt Nam làm việc trực tiếp, hay gián tiếp cho các DN sx ô tô như toyota, Ford, Honda...giỏi chì cũng chịu được áp lực từ 3-5 năm, sau đó lại chuyển nghề. Anh Phùng Văn Quỳnh là một ví dụ điển hình. "Tôi làm marketting ở một bộ phận làm ghế da cho Cty Toyota Việt Nam được hơn 2 năm thì nghỉ. Lý do nghỉ vì làm ở môi trường này lương cao nhưng rất áp lực. Sau khi có chút vốn tôi đã chuyển sang làm lĩnh vực ngân hàng".

"Nói thật là làm công việc nay tôi chưa thật sự yêu và thích thú với nó vì thiếu một định hướng thực tế lâu dài"- anh Quỳnh chia sẻ thêm.

Cùng chung tư tưởng với anh Quỳnh, anh Tuấn từng làm thợ lắp giáp cho một thương hiệu ô tô Hàn Quốc chia sẻ: "làm gần 4 năm mặc dù nước ngoài họ có dấu bài không để chúng tôi học hỏi hết, tuy nhiên nếu tinh ý thì hoàn toàn học sâu hơn ược. Điều quan trọng học sâu để làm gì khi không xác định gắn bó lâu dài với nó?".

 Trao "sứ mệnh lịch sử" cho người thợ

Để có một ngành công nghiệp ô tô thì Việt Nam cần có định hướng chiến lược lâu dài, nhưng lại hết sức thực tế - coi đó là sứ mệnh của dân tộc Việt Nam và người công thợ, kỹ sư...chính là những "hạt giống đỏ" để triển khai thực hiện sứ mệnh đó.

Từ định hướng đó xuống dưới các DN, tập đoàn cũng phải chủ động xây dựng cho mình một chiến  lược lâu dài coi con người là trung tâm để đào tạo, trao sứ mệnh cho họ.

Để có một Tập đoàn sản xuất ô tô mang thương hiệu made in Viet Nam, trước hết doanh nghiệp phải có một quá trình chuẩn bị, tích lũy về tiềm lực tài chính đủ mạnh, có đội ngũ lãnh đạo đủ khát khảo về một ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Bước tiếp theo doanh nghiệp có thể tìm kiếm một vùng đất đắc địa nhất, thuận lợi nhất để xây dưng nhà máy; thuê thiết kế, công nghệ, chuyên gia, kỹ sư từ những nước có nền công nghiệp sản xuất ô tô phát triển vào loại bậc nhất thế giới.

Khi có điều kiện cần và đủ, doanh nghiệp sẽ bắt tay ngay vào sản xuất từng bộ phận của chiếc ô tô. Ví dụ 24 tháng sản xuất được động cơ ô tô. Bên cạnh việc sản xuất thành công động cơ ô tô, trong giai đoạn này doanh nghiệp phải song song cho kỹ sư, công nhân người Việt Nam vừa làm, vừa học để nắm bắt nhanh dây truyền công nghệ sản xuất ô tô tiên tiến hiện đại nhất.

Muốn để công nhân, kỹ sư, chuyên gia ...họ gắn bó với doanh nghiệp, coi DN là môi trường sống học tập, phấn đấu, cống hiếm suốt đời thì doanh nghiệp cần tạo điều kiện tối đa cho họ phát triển. Đó là ngoài việc đảm bảo đời sống có thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung, thì yếu tố quan trọng có tính chất sống còn, quyết định đến việc doanh nghiệp có thể tự đứng trên đôi chân của mình hay không là phải coi họ là "hạt giống đỏ" để thực hiện sứ mệnh cao cả về ngành CN ô tô Việt Nam.

Ngày 2/9/2017, Vingroup chính thức tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô với việc khởi công nhà máy Vinfast tại Đình Vũ – Hải Phòng. Ngày 25/9, Vingroup bổ nhiệm ông James B. DeLuca, cựu Phó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của General Motors, làm Tổng giám đốc Vinfast. Ngày 2/10, Vingroup ra thông tin công bố, lấy ý kiến người dân về 20 mẫu xe Vinfast do 4 nhà thiết kế uy danh hàng đầu thế giới thực hiện nhằm chọn ra 1 mẫu xe Sedan và 1 mẫu xe SUV để đưa vào sản xuất. Kết quả sau 10 ngày bình chọn đã có gần 2 triệu lượt truy cập vào trang web, trong đó có gần 100.000 lượt bình chọn đánh giá 20 mẫu thiết kế ô tô.

Vinfast đặt mục tiêu sau 2 năm sẽ xuất xưởng những mẫu xe đầu tiên – đặt nền móng cho việc xây dựng một thương hiệu ô tô quốc gia cho Việt Nam. 

Đức Nguyễn

Nên đọc