Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con nhằm tăng cường khả năng ham học hỏi của trẻ.
Học tương tác, nhớ lâu hơn
Theo các chuyên gia, các giác quan của trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi phát triển rất mạnh mẽ nên cách học tương tác sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Học tương tác như học trên máy tính bảng với hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng minh họa sống động sẽ giúp trẻ vận động tất cả các giác quan như tai nghe, mắt thấy, miệng đọc, tay chạm… Từ đó, mọi kiến thức được trẻ nhớ lâu và sâu hơn.
Cho con phát triển năng khiếu từ sớm
Các nghiên cứu khoa học đều khuyên phụ huynh nên tìm hiểu và phát hiện ra khả năng đặc biệt của con mình để từ đó có sự đầu tư lâu dài. Tuy nhiên, việc phát hiện ra năng khiếu của trẻ nhỏ đòi hỏi sự quan tâm sâu sát của bố mẹ. Bởi vậy, ứng dụng Kidstime đã thiết kế một công cụ cho phép mẹ theo dõi quá trình chơi với máy của con để biết bé yêu thích những nội dung gì và tiến bộ ra sao.
Các nghiên cứu khoa học đều khuyên phụ huynh nên tìm hiểu và phát hiện ra khả năng đặc biệt của con mình để từ đó có sự đầu tư lâu dài. |
Tạo một không gian học tập
Không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được:
- Một góc học tập tương đối yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Cần bố trí ánh sáng phù hợp (từ trên và từ bên trái phía sau chiếu đến).
Chuẩn bị tâm lý học tập
- Hãy giúp trẻ thực hiện một lịch hoạt động trong ngày, trong đó xác định rõ ràng thời gian học tập tại nhà mỗi ngày. Trước khi bước vào giờ học trẻ phải đánh dấu vào việc đã làm để thấy rõ là sau việc này sẽ đến giờ học.
- Tạo sự thoải mái, vui vẻ, không tạo những tình huống hay thông tin chi phối sự tập trung của trẻ trước giờ học như không la mắng các sai phạm (nếu có) của trẻ, không nói về buổi đi chơi cuối tuần hay một chương trình, một bộ phim hay...
Thời điểm thích hợp
- Thời điểm tốt nhất là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ (khoảng 7h30-8h30).
- Học tốt nhất khi có được đủ khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút và sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút (uống nước, vệ sinh trong thời điểm này). Sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.
Bố mẹ nên quan tâm đến sở thích của trẻ, điều này sẽ rất hữu ích khi chọn sách cho trẻ. |
- Dừng học khi mệt mỏi hoặc bắt đầu thấy thiếu tập trung. Nghỉ 10 phút sau đó trở lại làm việc.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Nên đọc sách cùng con bạn ít nhất 1 lần mỗi ngày.
- Nên chắc rằng trẻ có đủ sách phù hợp để đọc. Hãy đưa trẻ đến thư viện hoặc hiệu sách thường xuyên cũng như để sách, truyện trong tầm với của trẻ, điều này giúp trẻ có thể thỏa thích đọc bất cứ khi nào trẻ muốn.
- Quan tâm đến sở thích của trẻ, điều này sẽ rất hữu ích khi chọn sách cho trẻ.
- Tôn trọng lựa chọn của trẻ. Nếu trẻ thích sách viễn tưởng hay truyện tranh thì cũng không nên cấm đoán, miễn là nội dung phù hợp.
- Hãy động viên và ngợi khen mỗi khi trẻ khám phá được điều hay.
- Giúp trẻ xây dựng một thư viện của riêng: Sách cũ, sách mới, sách các thể loại khác nhau. Đừng quên thưởng cho trẻ vì sắp xếp sách ngăn nắp.
- Theo dõi sự tiến bộ của trẻ: lắng nghe trẻ đọc, theo dõi cách trẻ viết và liên hệ với giáo viên để xem trẻ tiến bộ thế nào ở trường.
- Không cần thiết phải đọc sách ở nhà, hãy đi chơi với trẻ và mang theo sách, không chỉ học được kiến thức từ sách, bạn còn có cơ hội chỉ cho trẻ bao nhiêu điều thú vị ở thế giới bên ngoài.
- Kể chuyện cho trẻ nghe. Khi trẻ đã đam mê với những câu chuyện, trẻ sẽ muốn khám phá thêm nhiều nữa từ sách vở và những người xung quanh. Cách này không chỉ vui vẻ, không tạo nhiều áp lực, nó còn tạo nhiều kỷ niệm cho cả gia đình cũng như góp phần xây dựng kỹ năng lắng nghe và suy nghĩ cho trẻ.
- Làm gương cho trẻ: không gì hữu dụng bằng một tấm gương tốt. Hãy tận tình giảng giải và đưa ra những câu hỏi phù hợp, kích thích trí tò mò của trẻ.
Mọi thông tin về Giáo dục, xin mời xem thêm tại đây.
Hà Linh