Lợi ích mà chuyển đổi số mang đến cho ngành sản xuất công nghiệp

(CL&CS)- Trong năm 2024, chuyển đổi vẫn tiếp tục là mũi nhọn để đạt mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, ngành sản xuất công nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược hiệu quả vừa thích nghi với tình hình mới vừa tạo bước đệm để phát triển hơn nữa trên đường đua chuyển đổi số.

Ở Việt Nam, chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chuyển đổi số làm xuất hiện nhiều mô hình và công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên, các nhà quản lý, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi như thế nào trước thời kỳ bùng nổ công nghệ với sự gia tăng các lựa chọn tích hợp, nhưng phải gắn kèm với điều kiện sản xuất, kinh doanh và phù hợp với nguồn lực. Do đó, đòi hỏi lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi số để thích nghi với yêu cầu mới của sự phát triển.

Hiện nay, hàng loạt công nghệ Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), mạng 5G và Trí tuệ nhân tạo (AI) được xếp hạng trong số các phát triển công nghệ thông tin mà các nhà sản xuất đặt kỳ vọng.  

Công nghệ đám mây (Cloud) giúp lấy các dữ liệu cảm biến dễ dàng hơn. Với quyền truy cập dữ liệu rộng lớn trên Cloud, ngành sản xuất có thể từ dữ liệu đưa ra mô tả để thiết lập các dự đoán với độ chính xác cao. Dựa vào đó, nhà sản xuất có thể tiến hành bảo trì thiết bị kịp thời, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tối ưu hóa lực lượng lao động.  

Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng hàng hóa 

Lợi ích tiềm năng của chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất dựa trên hiệu quả về chi phí và đảm bảo chất lượng. 

Giảm chi phí: Các giải pháp chuyển đổi số có thể nắm bắt dữ liệu thời gian thực thông qua IoT (Internet vạn vật) và phân tích tương tự thông qua các thiết bị hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine learning). Nói về lĩnh vực sản xuất, thật dễ dàng để quản lý hàng tồn kho và giám sát các quy trình sản xuất quan trọng bằng cách sử dụng chuyển đổi số. 

Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng ít lao động hơn nhờ tự động hóa trong quá trình sản xuất giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Hơn nữa, các giải pháp giám sát từ xa có thể cho phép các công ty sản xuất quản lý hàng tồn kho hiệu quả. 

Đảm bảo chất lượng hệ thống: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có thể bảo trì và quản lý hệ thống máy móc tại các nhà máy từ xa. Chúng cho phép doanh nghiệp phát hiện sự cố bất thường và kéo dài tuổi thọ của máy móc thông qua phân tích dữ liệu kỹ thuật số. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển.

Tích hợp dữ liệu: Nhờ các giải pháp chuyển đổi số tiên tiến từ ứng dụng AI, Machine Learning, Internet vạn vật và giải pháp công nghệ chuyên biệt. Doanh nghiệp dễ dàng sở hữu một nền tảng quản trị dữ liệu tập trung để đưa ra quyết định với độ chính xác cao.  

Ngoài ra, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất. 

Cải thiện an toàn: Nhân viên sản xuất thường xuyên phải tiếp xúc với các máy móc nguy hiểm trong quá trình sản xuất. Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp họ chúng tránh xa các khu vực nguy hiểm  giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào một cách nhanh chóng.  Người vận hành có thể dễ dàng ghi lại và chuyển dữ liệu quan trọng khi đang di chuyển, giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Theo đó, năng suất của cả nhân viên sẽ tăng như thiết bị hiện đại. 

TIN LIÊN QUAN