Cảnh trong phim |
Minions phản đòn
Sau hành trình dài lên núi, xuống biển, vượt hàng chục thế kỷ để tìm ra người lãnh đạo xuất sắc, cả đám Minions mới có thể tìm được đúng người để cầm đầu. Nên, khi ác nhân Gru hoàn lương cả “binh đoàn vàng vàng” đã hoàn thất vọng. Khuyên bảo không được, cả bọn quyết định “dứt áo ra đi” dưới sự hướng dẫn của Mel.
Những nhân vật trong phim |
Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu ập đến khiến chúng trở về với công việc trộm cắp quen thuộc và đối tượng đầu tiên là… pizza để lấp đầy những cái bụng rỗng. Song, chưa trộm được pizza cả bọn đã phải ăn cơm tù bỏ đói. Dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Mel cá tính, cả binh đoàn Minions đã trở thành “đại ca sừng sỏ” khuynh đảo cả chốn lao tù và tất nhiên màn chạy trốn hết sức “chuyên nghiệp” là điều không thể thiếu.
Âm nhạc cực chất
Âm nhạc của phần 3 tuy không có bài nào tạo nên làng sóng như "Happy" đã làm trước đó, nhưng tổng thể lại là một album hay miễn bàn. Vẫn được cầm trịch bởi Pharrell Williams (nhạc sỹ từng 11 lần nhận giải thưởng Grammy) và nhà soạn nhạc đại tài nhà Heitor Pereira, album của "Kẻ trộm mặt trăng" 3 bao gồm 16 bài hát, con số lớn nhất trong cả 3 phần (Phần 1 gồm 10 bài, phần 2 gồm 12 bài) với một nửa trong số đó được viết bởi Pharrel.
Cảnh trong phim |
Nhân vật phản diện trong "Kẻ trộm mặt trăng 3" vốn dĩ có xuất thân nghệ thuật và cực kỳ mê nhảy nhót nên âm nhạc ở phần 3 cũng được chú ý hơn. Vì định hướng âm nhạc trong album là dòng nhạc phong cách thập niên 80 nên ngoài đa số sáng tác mới thì album này này cũng có một vài bài hát cũ từ những năm 1980 như "Bad" của Michael Jackson (1987), "Take on Me" của A-Ha !1985), "Into the Groove" của Madonna (1984) và "99 Luftballons" của Nena (1983).
Chưa hết, với 2 ca khúc đinh là "Yellow Light" và "Freedom", Pharrell còn đầu tư hẳn 2 MV để chào mừng sự trở lại của các Minions và Gru. Có thể nói, trong phần tiếp theo này không gian âm nhạc đã được xây dựng hết sức tỉ mỉ, có lúc đượm tình, có lúc kịch tính và điều đó là một phần đã giúp cho câu chuyện của bộ phim trở nên thăng hoa.
Tính nhân văn và tình cảm gia đình được đặt lên hàng đầu
Nếu ở phần 1 gã ác nhân Gru hiện lên với khuôn mặt cau có và những hành động “khó ở” từ đầu đến cuối thì phần 3 này câu chuyện về Gru và các Minions lại đong đầy tính nhân văn.
Cảnh trong phim |
Ngay khi nghe tin bố mẹ thất nghiệp, Agnes cô con gái út của Gru đã đem hết những món đồ chơi mình có bán đi để đổi lấy vài đôla cho bố. Ngay cả chú kỳ lân bằng bông mà em xem như báu vật em cũng chấp nhận bán dù trong lòng buồn đến phát khóc. Đó là một ông bố Gru kiểu mẫu lo lắng vì sợ sẽ làm hỏng giấc mộng của cô con gái bé bỏng khi Agnes cứ đinh ninh kỳ lân là có thật và sẽ “đi săn” kỳ lân về nuôi. Là bà mẹ Lucy "mừng như điên" khi bọn trẻ dần chấp nhận tình cảm của cô và bắt đầu gọi cô là “mẹ” thay vì là “dì”. Là tình anh em giữa Gru và Dru dù bị chia cắt mấy chục năm trời nhưng vẫn thương yêu nhau vô bờ bến. Và là tình cảm của đám Minions dành cho người cầm đầu Gru dù trước đó cả hai đã “chia tay” vì mâu thuẫn.
Xim