Hệ thống thiết bị máy vớt rác tự động cho trạm bơm Vĩnh Trị Hà Nam

(NTD) - Thực trạng rác cản trước cửa lấy nước các trạm bơm công trình thủy lợi gây nên tổn thất năng lượng của các tổ máy bơm; gây hiện tượng kẹt bánh công tác của máy bơm dẫn tới hỏng hóc máy bơm. Làm tăng chi phí tiêu thụ điện năng một cách vô ích.

Hệ thống thiết bị máy vớt rác tự động trước cửa lấy nước được nhà sáng chế Nguyễn Vũ Tuấn chọn làm giải pháp tham dự cuộc thi sáng chế năm 2014.

Hệ thống thiết bị máy vớt rác tự động đã được ứng dụng được chuyển giao công nghệ và đi vào khai thác sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các trạm bơm sau:

Trạm bơm Thống Nhất , Tiền Hải, Thái Bình gồm 04 tổ máy vớt rác tự động.

Chiều rộng cửa lấy nước B = 3,8m, chiều sâu cửa lấy nước H = 4,7m cho trạm bơm gồm 16 tổ máy mỗi máy có lưu lượng Q = 4.000m3h . Tổng lưu lượng của trạm bơm là 64.000m3/h, có băng tải chuyển rác nằm ngang dài 25m.

Trạm bơm Văn Thai A – Lương Tài – Bắc Ninh: Gồm 04 tổ máy vớt rác tự động có B = 3,8m, H = 5,7m cho trạm bơm gồm 6 tổ máy bơm. Lưu lượng 01 tổ máy bơm = 18.000m3/h tổng lưu lượng là Q = 6 x 18.000m3/h = 108.000m3/h. Chiều dài băng truyền tải rác nằm ngang L = 35m.

Trạm bơm Vĩnh Trị I, II – Ý Yên – Tỉnh Nam Định gồm 8 tổ máy vớt rác tự động B = 4m, H = 7,2m. Tổng chiều dài băng chuyền tải rác nằm ngang và nằm nghiêng bằng 53m + 26m = 79m (đã có video và hình ảnh minh họa trong hồ sơ đăng ký).

Trạm bơm Văn Thai - Cẩm Giàng - Hải Dương: Gồm 4 tổ máy thiết bị vớt rác tự động có B = 4,00m, H = 5,50m, cho trạm bơm gồm 6 tổ máy Qmáy = 8.000,00m3/h, hệ thống băng tải chuyển rác ngang và băng tải rác nghiêng có tổng chiều dài L = 100,00m;

Trạm bơm Nhân Hòa – Hà Nam: Gồm 4 tổ máy thiết bị vớt rác tự động có B = 4,20m, H = 5,70m, hệ thống băng tải chuyển rác ngang L = 45,00m và băng tải rác nghiêng có chiều dài L = 18,00m;

Trạm bơm Triều Dương - Hưng Yên: Gồm 4 tổ máy thiết bị vớt rác tự động có B = 4,20m, H = 5,70m, hệ thống băng tải chuyển rác ngang L = 45,00m và băng tải rác nghiêng có chiều dài L = 18,00m.

 

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

Thực trạng rác cản trước cửa lấy nước các trạm bơm công trình thủy lợi gây nên tổn thất năng lượng của các tổ máy bơm; gây hiện tượng kẹt bánh công tác của máy bơm dẫn tới hỏng hóc máy bơm. Làm tăng chi phí tiêu thụ điện năng một cách vô ích.

1. Thực trạng mức độ, khối lượng và ảnh hưởng của rác thải ở các công trình thủy lợi ở một trạm bơm đồng bằng Bắc Bộ khối lượng rác cần vớt hàng năm tới vài nghìn m3; cho nên với 4.000 trạm bơm cỡ lớn và trung bình thì lượng rác cản là vô cùng lớn.

- Về chi phí cho vấn đề vớt rác:

Hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà: Chi phí hàng năm 300 – 400 triệu đồng cho nhân công vớt rác thủ công và hàng tỷ đồng chi phí xây dựng các loại kết cấu lưởi chắn rác tạm thời.

Về tổn hao điện năng vô ích:

Do bị rác cản nên chênh lệch mực nước trước và sau lưới chắn trung bình từ 5 – 120cm, có trạm bơm lên tới 1,7m ( như trạm bơm Văn Thai A) vì vậy điện năng tiêu thụ vô ích tăng đáng kể dẫn tới chi phí tiền điện tổn thất là rất lớn.

Vấn đề tổn thất cột nước tại các lưới chấn rác làm cho lưu lượng các trạm bơm giảm đáng kể.

VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN SÁNG CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH TẠO RA GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.

Giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 4582 với số điểm yêu cầu bảo hộ là 4 điểm. Tác giả đã trực tiếp viết thuyết minh bảo vệ bằng sáng chế và yêu cầu bảo hộ trong quá trình thực hiện đã sử dụng triệt để các thông tin kỹ thuật, để đảm bảo tính kinh tế, tính an toàn cho giải pháp kỹ thuật áp dụng cho từng công trình khi lắp đặt máy vớt rác tự động.

Ví dụ như: Số lượng bàn cào vơt rác cho mỗi cửa lấy nước kích thước khung đỡ chính của máy cũng như vật liệu chế tạo các chi tiết của máy, đảm bảo máy làm việc ổn định an toàn.

Với việc sử dụng thông tin sáng chế  theo bằng độc quyền số 4582 do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp nên việc ứng dụng chế tạo lắp đặt cho tới nay được hơn 10 trạm bơm đã sử dụng máy vớt rác tự động.

Đóng góp một phần rất lớn về hiệu quả kinh tế xã hội, trị giá hàng ngàn tỷ đồng cũng như việc cải thiện môi trường nguồn nước, khắc phục kịp thời việc chống úng ngập lụt ở các vùng nông nghiệp cần tiêu thoát nước khẩn cấp.

PV

Nên đọc