An Giang thêm 1 - Tiền Giang thêm 2
Quy hoạch đến năm 2030, toàn tỉnh An Giang có 27 đô thị, gồm 1 đô thị loại 1; 1 đô thị loại 2; 2 đô thị loại 3; 12 đô thị loại 4 và 11 đô thị loại 5. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững; là trung tâm nghiên cứu phát triển giống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dược liệu ứng dụng công nghệ cao; trung tâm du lịch sinh thái của vùng.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh An Giang đặt ra 3 nhóm mục tiêu về kinh tế; xã hội và môi trường với 13 mục tiêu. Các đột phá phát triển gồm: Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách nhằm thu hút các nguồn lực, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực đột phá phát triển như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dịch vụ, du lịch, logistics và chuyển đổi số.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và đẩy mạnh đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, trọng tâm là hành lang kinh tế Châu Đốc - Long Xuyên; hành lang kinh tế biên giới Tịnh Biên - Châu Đốc - An Phú - Tân Châu (Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang), các khu, cụm công nghiệp, đô thị động lực; mạng lưới hạ tầng thương mại và dịch vụ chất lượng cao.
Tỉnh An Giang sẽ tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và đẩy mạnh đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, trọng tâm là hành lang kinh tế Châu Đốc - Long Xuyên; hành lang kinh tế biên giới Tịnh Biên - Châu Đốc - An Phú - Tân Châu (Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang); phát triển các khu, cụm công nghiệp, đô thị động lực; mạng lưới hạ tầng thương mại và dịch vụ chất lượng cao.
Trong khi đó, tỉnh Tiền Giang theo Quyết định 1762/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ có thêm thành phố Gò Công và thành phố Cai Lậy. Quyết định nêu mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị. Là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ.
Về tổ chức không gian, quy hoạch xác định ba vùng kinh tế - xã hội của tỉnh; cùng với đó là phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo bốn hành lang kinh tế quan trọng của tỉnh theo các trục giao thông quốc gia qua địa bàn tỉnh, bảo đảm kết nối hiệu quả các hệ thống hạ tầng của tỉnh với vùng và quốc gia.
Về phương án phát triển hệ thống đô thị, phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, vị trí địa lý, văn hóa của từng đô thị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất.
Tiền Giang phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 25 đô thị, gồm 1 đô thị loại I (thành phố Mỹ Tho), 2 đô thị loại III (thành phố Gò Công và thành phố Cai Lậy), 8 đô thị loại IV (Mỹ Phước, Cái Bè, An Hữu, Chợ Gạo, Tân Hiệp, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Vàm Láng). 14 đô thị loại V, trong đó có 2 đô thị đô thị xây dựng mới là Phú Thạnh và Tân Điền. Huyện Châu Thành đạt một số tiêu chí của thị xã.
An Giang - Hòa mình vào thảm bèo xanh mát và đồng lúa vàng chín
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, một phần trong vùng tứ giác Long Xuyên. Tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia.
Từ tháng 3 đến tháng 5, An Giang trong mùa nắng khô ráo. Nếu muốn ngắm thảm bèo cũng như thế giới tự nhiên xanh mát ở rừng tràm Trà Sư vào mùa nước nổi, bạn nên đi vào tháng 10 và 11. Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa chín vào mùa gặt ở Tà Pạ.
Vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch là thời gian diễn ra hai lễ hội lớn gồm hội bà Chúa Xứ núi Sam (23 - 27/4 âm lịch) và lễ hội đua bò cuối tháng 8. Các tháng 7 - 8 có mưa khá nhiều nên bạn cần mang theo ô và trang phục phù hợp.
Các điểm tham quan đẹp ở An Giang cách xa nhau, bạn có thể tham khảo 4 điểm đến nổi tiếng sau:
1. Chợ nổi Long Xuyên
Nằm gần trung tâm thành phố Long Xuyên, chợ nổi có từ xa xưa vẫn còn giữ nguyên nếp sinh hoạt. Du khách có thể thuê thuyền để khám phá chợ, thưởng thức bữa sáng trên sông.
2. Rừng tràm Trà Sư
Đây là một trong những rừng tràm lớn và đẹp nhất miền Tây. Trải nghiệm thú vị ở rừng tràm là đi thuyền xuyên rừng được phủ xanh hút tầm mắt bởi thảm thực vật.
3. Hồ Ô Thum
Khu hồ nhân tạo có không gian mát mẻ, là nơi bán nhiều đặc sản gà núi nướng lá chúc. Sau khi thăm rừng tràm, du khách ghé hồ Ô Thum để nghỉ chân dùng bữa trưa.
4. Chùa Lầu (Phước Lâm Tự)
Tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, ngôi chùa có kiến trúc Á Đông được xây thành nhiều lầu, có màu sơn đỏ và nét trang trí tạo vẻ cổ kính.
Tiền Giang - Điểm đến không thể không tới trong chuyến khám phá xứ miệt vườn
Trong chuyến du lịch Tiền Giang, bạn không chỉ được cảm nhận cuộc sống bình dị, dân dã; mà còn được hóa thân vào những người nông dân chăm chỉ, thu hoạch các các vườn cây ăn quả sum suê. Mảnh đất này cũng mang trong mình nhiều nét văn hóa đặc sắc, sẵn lòng chào đón những vị khách phương xa đến khám phá.
Nếu như miền Bắc hội tụ đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng với nhiều hoạt động du lịch đặc sắc.
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, còn mùa mưa sẽ từ tháng 5 đến tháng 9. Miền Tây và đặc biệt là tiền Giang nổi tiếng là vựa cây ăn trái lớn nhất cả nước, mỗi mùa trong năm, bạn đều có thể thưởng thức rất nhiều hoa trái thơm ngọt.
Nói đến Tiền Giang, mọi người sẽ chỉ nghĩ đến du lịch sông nước, lênh đênh trên ghe, thuyền và khám phá các vựa trái cây, tuy nhiên điểm đến này còn thú vị hơn rất nhiều:
1. Chùa Vĩnh Tràng
Đây là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho chừng 5 cây số. Là di tích nghệ thuật cổ độc đáo và mang đậm ý nghĩa lịch sử, chùa Vĩnh Tràng là sự kết hợp giữa kiến trúc Đông và Tây của thế kỷ 19, hài hòa trong từng đường nét chạm trổ.
2. Trại rắn Đồng Tâm
Nơi đây được mệnh danh là vương quốc rắn lớn nhất Việt Nam, với nhiều chủng loại rắn từ phổ biến tới quý hiếm, từ rắn cỏ đến rắn cực độc. Rắn tại đây được nuôi thả tự do, gồm ba phân khu phù hợp với tính chất mỗi loại: khu vực nuôi theo kiểu đảo hồ nước, khu vực nuôi rắn độc, khu vực nuôi trăn.
3. Cù Lao Thới Sơn
Cù Lao Thới Sơn gây thương gây nhớ bởi khung cảnh miệt vườn sông nước mênh mông như bước ra từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Tại đây, bạn sẽ được hóa thân vào làm một người dân xứ Tiền Giang thứ thiệt, chèo thuyền qua những con rạch ngoằn ngoèo – một nét đặc sắc không lẫn đi đâu được của miền sông nước.
4. Lăng mộ Hoàng Gia
Được mệnh danh như Cung đình Huế giữa lòng Tiền Giang, đây là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng. Mộ được xây dựng với kiến trúc hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc mũ quan triều phục. Nơi đây còn trưng bày và lưu giữ nhiều cổ vật, hoành phi cổ vô cùng giá trị.